linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Cải tiến quản lý Hồ Sơ Bệnh Án

Quản lý hồ sơ bệnh án (HSBA) tại các bệnh viện luôn là một thách thức. Làm sao để HSBA được quản lý nghiêm ngặt, không mất mát, bảo đảm bảo mật thông tin, mà lại luôn sẵn sàng và nhanh nhất để cung cấp HSBA cũ cho các Bác sĩ hoặc chính người bệnh và thân nhân khi cần là một yêu cầu luôn luôn đặt ra cho các nhà quản lý.
Đây cũng là một yêu cầu luôn được đặt ra trong mọi tiêu chí đánh giá chất lượng BV, tiêu chí của BYT, của JCI vv.
 
Dù đã có hồ sơ bệnh án điện tử như các BV ở Singapore, họ vẫn nhận thấy nhiều vấn đề lãng phí tồn tại và cần cải tiến chất lượng cho yêu cầu công việc này. 
 
Xin giới thiệu một dự án cải tiến sử dụng công cụ LEAN của BV KK Woman's and Childrend's Hospital. Họ đã phân tích từng bước nhỏ trong khâu quản lý, phân tích xem làm cách nào để rút ngắn thời gian và quản lý HSBA khoa học, hiệu quả hơn. Kết quả là họ đã rút ngắn được thời gian, tăng cường an toàn người bệnh, giảm số yêu cầu tồn động, tăng cường sự hợp tác phối hợp giữa nhân viên. Chi phí họ tiết kiệm được từ cải tiến này là 12.000 S$ mỗi năm.
 
 
 
Đề án cải tiến này được trình bày trong hội thảo QLYT của Singapore vào tháng 8.2015
Các đồng nghiệp có thể từ ý tưởng này, thực hiện cải tiến cho bệnh viện của mình.
 
Linh Phan
 
Chia sẻ của các anh chị trên diễn đàn:
 
Nguyễn Quang Vinh: Nội dung này liên quan đến tiêu chí C2.1 và C2.2 - đề cập đến nội dung về hệ thống quản lý hồ sơ bệnh án, đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề hồ sơ bệnh án được quản lý chặt chẽ, hợp lý và khoa học. Việc cải tiến hệ thống/phương pháp quản lý hồ sơ bệnh án sẽ góp phần quản lý một dạng "văn bản pháp lý" của bệnh viện một cách hiệu quả và rút ngắn thời gian cho việc tra cứu các thông tin liên quan đế Hsba đồng thời dễ dàng cho việc thống kê, phân tích và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
 
Một số ý tưởng từ cách làm của bệnh viện Singapore: 
1. Nhóm lại thành 5 nhóm ưu tiên; 
2. Nhóm lại và lập danh sách bệnh nhân theo chẩn đoán hoặc theo tên bác sỹ điều trị. 
3. Sử dụng email cho việc yêu cầu và gửi lại hsba theo yêu cầu bằng email thay vì fax hoặc in ra gửi trực tiếp. 
4. Gửi những casenotes(ghi chú từng trường hợp) bên cạnh việc gửi số đăng ký khám/số nhập viện. 
5. Chuyển tiếp để thực hiện những trường hợp phải tìm vượt hạn giờ định mức và thực hiện lại thêm 1 lần duy nhất mỗi ngày để giảm thiểu thấp nhất trường hợp thực hiện trùng lắp một yêu cầu xuất hsba nhiều lần.
 
Tại Việt Nam, đa số các bệnh viện chưa có bệnh án điện tử thì việc quản lý gặp một số khó khăn. Tuy nhiên,khi tham quan một số bệnh viện thì cá nhân em thấy người quản lý hsba ở mỗi nơi có nhiều cách làm khác nhau. Để mỗi khi có yêu cầu xuất hsba họ có cách nhanh nhất để lấy ra hsba theo yêu cầu. Một số cách: ghi chép sổ quản lý(lọc theo ngày, theo khoa, theo mặt bệnh), đánh dấu ký hiệu và xếp lên tủ theo thứ tự nhất định (thời gian, nhóm bệnh, ICD...). Chung quy lại vấn đề này chúng ta có thể làm một bước cải tiến đầu tiên đó là áp dụng 5S cho việc quản lý hsba. Mời các anh chị em chia sẻ thêm kinh nghiệm của đơn vị mình ạ.
 
Thinh Ho: HSBA ở ta còn phải chịu chi phối bởi qui chế nên việc rút ngắn hay tinh gọn trong ghi chép hay quản lý ở bệnh viện cũng khó thực hiện.
 
Linh Phan: Nhưng tinh gọn trong cách sắp xếp, 5S cho nó một chút thì sao Thinh Ho ơi !??
 
Thanh Tung: Quản ly hồ sơ bệnh án là một nhiệm vụ quan trọng, bệnh án vừa để nghiên cứu khóa học, vừa theo dõi bn. Viện mình thì bệnh án chia màu theo khối ngoại, nội, nhi. Có mã bn, tên, ngày vào ra để quản lý và trả cứu. Tuy nhiên chưa đưa thành bệnh án điện tử, nhưng hướng dần tới nó.
 
Simly Tran: Tại nơi e làm quản lý hồ sơ bệnh án điện tử. Mỗi bệnh nhân đến khám- vào viện đều đc cấp 1 mã số bệnh nhân. Sau khi bệnh án hoàn tất sẽ dc trả về phòng KHTH thì dc cấp 1 số lưu trữ HSBA theo thứ tự ngày tháng vào viện. Khi cần khai thác HSBA, chỉ cần gõ ID hoặc tên BN sẽ bít HSBA đó đang nằm ở đâu( khoa, dãy, kệ, ô.nào..) tại phòng lưu trữ.
 
CLB QLCL-ATNB
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team