linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Đôi điều về Sự Giàu sang và Nghề Y

Mấy ngày nay đọc loạt bài về sự giàu sang và nghề y trên Vietnamnet cảm thấy cần viết ra vài điều để chia sẻ. Có câu nói khuyết danh, thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi cuộc đời. Vì cách suy nghĩ ảnh hưởng đến động lực, thái độ và hành vi của chúng ta. Đặc biệt là người có tri thức.
Bối cảnh xã hội đang dịch chuyển từ “y tế phục vụ xã hội” sang “dịch vụ y tế” làm người ngành y đối diện với hai từ “kinh doanh dịch vụ” và không ít cảm thấy khó chịu và không chấp nhận vì nó lấn cấn với hai từ “y đức”.

1. Làm giàu chân chính không bao giờ là dễ dàng
Tôi khá ngạc nhiên khi đọc loạt bài “nghề y không thể giàu sang” trên báo.
 
Tôi ngạc nhiên vì cách hiểu của tác giả về kinh doanh và sự giàu sang.
 
Kinh doanh chân chính không có phải là ngồi một chỗ rồi ở đâu đó tiền ào ào tới như nước.
 
Giàu sang không có nghĩa là ở đâu đó có tiền sẵn cho ta hưởng lạc.
 
Có lẽ tác giả nhìn thấy hình ảnh các doanh nhân thảnh thơi đi đánh golf, du lịch khắp nơi, tận hưởng cuộc sống giàu sang phú quý một cách nhàn hạ, thanh thản.
 
Có lẽ chúng ta chỉ nhìn thấy một “snap shot” ở góc ảnh khá là đẹp và lý tưởng.
 
Tác giả không nhìn thấy được cảnh doanh nhân ói ra máu vì loét dạ dày. Xin đừng nhìn cảnh ăn nhậu gái gú của một vài cá nhân mà quy kết cho doanh nhân nào cũng thế.
 
Doanh nhân chân chính ói ra máu vì sự lo lắng tột độ, vì họ thường xuyên đối diện với những khó khăn và bất trắc trên thương trường.
 
Tác giả không nhìn thấy được lúc họ lao động cật lực, gian khổ để gầy dựng sự nghiệp như thế nào.
 
Hàng ngàn người kinh doanh, chỉ vài người thành công. Nhưng có tới vài trăm người lâm cảnh nợ nần, trắng tay.
Hàng triệu người kinh doanh trên trái đất này, chỉ 1 vài người lọt vào hàng top có tỷ USD trong tay. Nhưng cũng có rất nhiều người tù tội, tâm thần, thậm chí tự tử…
 
2. Động lực làm giàu chân chính không phải đến từ sự kiếm tiền
 
Nghe rất nghịch lý đúng không. Nhưng nếu bạn dấn thân vào con đường kinh doanh bằng khát khao kiếm thật nhiều tiền thì tôi khuyên bạn một câu bạn hãy dừng lại, vì coi chừng bạn sẽ lạc lối vào chuyên phi pháp và mất đạo đức.
 
Động lực làm giàu chân chính đến từ sự đam mê tìm kiếm cách thức giải quyết những vấn đề khó, những nổi đau của khách hàng.
 
NGHĨA LÀ BẠN PHẢI THỰC SỰ SÁNG TẠO RA MỘT CÁI GÌ ĐÓ RẤT CÓ GIÁ TRỊ cho con người thì khi đó “phần thưởng” mà bạn nhận lại chính là tiền, là danh tiếng, là sự ngưỡng mộ, là sự tôn thờ…
 
Không tạo ra giá trị gì hết mà muốn có tiền, có danh vọng, có địa vị…thì chỉ có một cách duy nhất là đi lừa đảo, cướp của người khác.
 
Bill Gates nhìn thấy người ta học máy tính quá vất vả, thôi thúc ông ấy tìm cách làm cho hàng tỷ con người tiếp cận với mấy tính dễ dàng hơn, đó là sự ra đời của Windows.
 
Zuckerberg hiểu rõ con người cần kết nối và chia sẻ với nhau nên mới làm ra FB là một phương tiện giúp hàng tỷ người trên thế giới có thể chia sẻ thông tin và kết nối với nhau một cách “không thể dễ hơn” (có phải FB đang giúp CLB này và đang giúp chất lượng y tế được cập nhật và phát triển không ?)
 
Larry Page dành cả cuộc đời mình để tìm cách làm sao cho việc tìm kiếm thông tin được dễ hơn bao giờ hết và Google đã làm được điều đó.
 
Jack Ma là một giáo viên tiếng Anh, và ông thông qua Alibaba đã giúp hàng triệu gia đình TQ thoát nghèo thông qua việc bán những món hàng thủ công, đặc sản họ làm ra một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Tại TQ người ta tạc tượng thờ Jack Ma và tôn kính hơn cả Mao Trạch Đông.
 
Henri Nestlé là một dược sĩ, ông ấy thấy rất nhiều trẻ con chết vì suy dinh dưỡng, nên đã làm ra sữa công thức từ ngũ cốc để cứu hàng triệu trẻ em, và hãng sữa Nestle đã có tuổi gần 300 năm rồi.
 
Chính động lực làm giàu đến từ sự đam mê chứ không phải kiếm 1 đống tiền đã lý giải vì sao người ta dễ dàng hiến 99% tài sản tích lũy cả đời mình cho quỹ từ thiện, chỉ để lại cho con cái 1% thôi.
 
Đến giờ phút này, các tỷ phú VN có ai làm được điều này chưa?
 
Và nếu là bạn, bạn làm được điều đó không.
 
>>> “Cảnh giới” tối cao của những người kinh doanh thành công “chúng tôi KHÔNG NGỪNG kiếm tiền là để KHÔNG NGỪNG tạo ra lợi ích hơn nữa cho con người”.
 
Khi bạn chưa kiếm được nhiều tiền, hay bạn đã kiếm được rất nhiều tiền.
 
Hãy đừng nghĩ đến tiền, điều duy nhất bạn cần làm là:
 
Hãy tập trung vào chuyên môn, lấy nỗi đau của con người làm động lực học tập, nghiên cứu. Khi bạn giỏi về chuyên môn, khi bạn giải quyết được nổi đau cho con người thì tiền sẽ đến.
 
Có thể chậm một chút, có thể bạn không may mắn một chút, có thể bạn đang chật vật, khó khăn một chút, có thể bạn bị “đì” một chút, nhưng nếu bạn dành sự tập trung của mình vào những việc tạo ra giá trị, và tập phớt lờ những “lời ong tiếng ve”, rồi cơ hội sẽ đến với bạn và tiền sẽ đến với bạn.
 
Nhưng nếu bạn làm dụng quyền lực liên quan đến sự sống và cái chết của con người để “moi tiền” họ thì bạn chỉ là dạng “ăn xổi ở thì” chứ không giàu bền vững được. Nghĩa là bạn kiếm được một chút nào đó thôi, chứ không thể lâu dài được.
 
Vì bạn đã làm mất đi cái mà trong kinh doanh người ta gọi là “vốn xã hội” (social capital), đó là một loại vốn vô hình, nó không phải là tiền, nhưng nó sẽ giúp bạn kiếm rất nhiều tiền. 
 
Vốn xã hội tích lũy theo năm tháng, nó là uy tín, là sự kính trọng của người khác dành cho bạn, là những lời truyền miệng tích cực về bạn. Người có vốn xã hội cao thường dễ dàng có nhiều cơ hội kiếm tiền.
 
Khi bạn đã có được nhiều tiền. Hãy dùng những những đồng tiền này để tìm kiếm những cách thức mới hơn nữa để giúp con người tốt hơn nữa. Nghĩa là tâm trí bạn luôn luôn tập trung vào làm cái gì đó, phải làm cái gì đó cho con người tốt hơn, đó mới là “CẢNH GIỚI” tối cao của người giàu có thực sự. Chứ không phải ta đang có bao nhiêu tiền, và cần bao nhiêu nữa cho đủ cái ta kỳ vọng.
 
Khi nào các bạn đạt được “cảnh giới” này của tư duy, thì hãy bước ra khởi nghiệp kinh doanh. Còn không, tôi khuyên bạn hãy đừng bước vào nó, bạn sẽ phải trả giá rất đắt.
Vì khi đạt đến “cảnh giới” này bạn không có sợ hai từ thất bại. Càng không bị hai từ thất bại đày đọa, tâm trí bạn càng tỉnh táo và khi đó những ý tưởng và những quyết định của bạn mới đạt được sự sáng suốt nhất.
 
Càng sợ thất bại (xấu hổ, nghèo hèn, nhục nhã…), nó càng ức chế trí não của bạn bấn loạn, và thôi thúc bạn làm bậy, thỏa hiệp với cái ác và đi vào ngõ cụt, thậm chí tù tội.
 
>>> Lời kết
 
Tôi chưa từng thấy một bác sĩ giỏi chuyên môn “thực sự” nào mà nghèo cả (trừ khi người ta không muốn có nhiều tiền, người ta dành thời gian làm việc khác ý nghĩa hơn).
Bất cứ ai cũng có thể trở nên giàu có (tiền, sự kính trọng, sự thảnh thơi khi về già…) nếu có thể tạo ra giá trị cho xã hội.
 
Đừng nhìn vào những “tấm gương” “bỗng dưng giàu có” bằng những đồng tiền “không biết ở đâu ra” đang nhan nhản ở VN làm chuẩn mực cho sự giàu có và thành đạt.
 
Bạn sẽ lạc lối đấy.
 
Nghề y hoàn toàn có thể vừa “giàu có” vừa có “phúc đức”.
Càng không có chuyện “nhất thế y, tam thế suy” nếu chúng ta duy trì được một động lực làm giàu đúng, là luôn dành hết tâm trí làm ra một cái gì đó có giá trị cho con người.
 
Và khi bạn làm việc gì đó toàn tâm toàn ý, thì cảm giác mệt mỏi sẽ không còn. Thậm chí bạn thích làm việc hơn là đi chơi.
 
Thậm chí có nhiều người trên 80 rồi, tiền bạc, tài sản không thiếu gì, nhưng người ta vẫn miệt mài làm việc, miệt mài nghiên cứu, miệt mài tạo ra giá trị cho cuộc sống.
 
ThS. Huỳnh Bảo Tuân
Giảng viên Khoa Quản lý Công Nghiệp - ĐHBK TpHCM
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team