linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Kinh tế thị trường trong Dịch vụ Y Tế

Phân tầng trong dịch vụ y tế là điều khó tránh khỏi. Vì nổ lực cào bằng để mọi đối tượng đều có thể tiếp cận chất lượng dịch vụ y tế như nhau đã gây ra rất nhiều hệ lụy cho ngành y.
Phải mấy chục năm ta mới có thể thoát được tư duy cào bằng đó và chấp nhận phân tầng cho dịch vụ y tế - với một cái tên rất mỹ miều "Xã hội hóa y tế".
 
Nguyên lý trong kinh tế thị trường rất đơn giản. Chấp nhận phân tầng thì người giàu sẽ có quyền hưởng những ưu việt TRƯỚC, rồi mới tới người nghèo cũng sẽ hưởng những ưu việt như vậy nhưng CHẬM hơn. Vì các tổ chức khi đó có đủ tiền tích lũy (do người giàu chi trả trước) để tái đầu tư, và có tiền để khuyến khích người giỏi. Kết hợp với sự cạnh tranh, cuối cùng tất cả giàu nghèo cùng được hưởng sự ưu việt.
 
Còn không chấp nhận phân tầng thì cuối cùng không ai được gì cả, và người giàu sẽ bỏ đi nơi khác. Đó là thực tế của y tế VN trong mấy chục năm qua.
 
Kinh tế thị trường thoạt nghe qua nguyên lý của có vẻ rất tàn nhẫn, rất không có đạo lý. Nhưng kỳ thực, chính nó mới là con đường tạo ra sự thịnh vượng chung.
 
Một nền kinh tế thị trường hiệu quả (cạnh tranh lành mạnh) sẽ giúp người nghèo hưởng sự ưu việt nhanh hơn, giảm khoảng cách thời gian với người giàu. 
 
Bạn hãy nhìn thị trường điện thoại di động bạn sẽ thấy rỏ nhất tính hiệu quả của kinh tế thị trường cạnh tranh.
 
 
 
CẦN PHÂN TẦNG DỊCH VỤ MỘT CÁCH KHÉO LÉO
 
Tuy nhiên, nhìn tấm hình bên dưới thật sự quá phản cảm. Đây là việc về lý có thể không sai, nhưng ta cần tìm 1 cách thức nào đó thuyết phục hơn, không để lại những chỉ trích từ cộng đồng.
 
Ví dụ ta làm 1 cái phòng lịch sự hơn, bố trí sang trọng hơn và để bảng "THĂM KHÁM CÙNG CHUYÊN GIA CAO CẤP" chẳng hạn. Với mức phí 200.000 cho 10 phút thăm khám, tư vấn cùng chuyên gia. Anh thích nói 60 p thì vui lòng trả 1,2 tr, nói bao nhiêu tùy thích, cứ thế mà tính.
 
Thế thì người nghèo cũng có thể trao đổi cùng chuyên gia nếu họ có 200 ngàn, và họ phải tranh thủ trong 10p. Còn người giàu thì có thể họ sẽ không quan tâm đến thời gian.
 
Ở đây chúng ta dùng chữ "chuyên gia cao cấp" một cách chung chung để không làm oan cho những chữ GS, PGS vốn không phù hợp trong tình huống này.
 
Trong dịch vụ có một thuật ngữ rất thú vị đó là service delivery, rất khó dịch ra tiếng Việt. Nói nôm na là cách ta thể hiện các đặc điểm của dịch vụ của mình sao cho khách hàng chấp nhận, nó đòi hỏi sự tinh tế và thấu hiểu khách hàng.
 
ThS. Huỳnh Bảo Tuân
Giảng viên Khoa Quản lý Công Nghiệp - ĐHBK TpHCM
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team