linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Các tình huống phản kháng lại khi có sự thay đổi

Chia sẻ của Bạn Nguyen Ngọc Khánh Linh - BV Hoàn Mỹ sau hội thảo Quản Lý Sự Thay đổi.
1. Nhân viên y tế sợ bị phát hiện ra những sai sót và yếu kém của mình
Giải pháp: tại bệnh viện em, thường có những buổi đi audit, để tránh việc nhân viên chỉ làm tốt/đúng khi mình audit thì trước buổi audit mình sẽ nói rõ với họ là mục đích buổi audit này là cơ sở cho việc xây dựng nội dung các buổi tập huấn sắp tới (tức là dựa vào những phần mọi người còn yếu để đoàn audit xây dựng chương trình tập huấn phần đó để nâng cao kiến thức/kỹ năng cho mọi người chứ không phải đi audit để đánh giá tốt/không tốt, đạt/không đạt mà phê bình/khiển trách). Tốt nhất là mình nói cho họ biết dự kiến ngày nào mình sẽ có buổi tập huấn về chủ đề mà mình sẽ audit hôm nay luôn. (Ví dụ, mình audit An Toàn Sản khoa thì mình thông báo cho họ biết là ngày 15.10 sẽ có buổi workshop Sản-nhi, tập huấn các vấn đề thiếu sót của BV mà qua cuộc đánh giá đoàn audit phát hiện ra được).
 
2. Làm cho có/ làm đối phó
Giải pháp: ở phòng QLCL,  khi các khoa/phòng khác báo cáo số liệu đo lường KPI lên cho phòng QLCL thì phòng QLCL có nhiệm vụ kiểm tra lại tính chính xác và đầy đủ của các dữ liệu này. Nếu như khoa/phòng nào làm đối phó, số liệu gửi lên không đầy đủ, thiếu tính chính xác (cái này làm nhiều mình sẽ biết khoa/phòng nào làm nghiêm túc cẩn thận, khoa/phòng nào làm đối phó) thì mình cứ lịch sự hỏi lại họ về sự sai lệnh đó, rồi tháng nào họ cũng đối phó như vậy, tháng nào mình cũng hỏi lại thì tâm lý của mọi người là không thích “bị” người khác hỏi lại thì tự động họ sẽ phải kiểm tra số liệu trước khi gửi báo cáo cho mình.
 
3. Sợ phải chịu trách nhiệm, không dám báo cáo
Giải pháp: tập huấn và triển khai Risk Management, sử dụng Risk Matrix để nhân viên biết được rằng các sự cố khi xảy ra sẽ có các quy định/ chính xác sự cố nào thì sẽ do ai xử lý (PHÒNG BAN, cấp ban lãnh đạo, công ty bảo hiểm, nhà đầu tư,…) để nhân viên cảm thấy yên tâm không phải giải quyết một mình mà lo sợ che giấu. Về mức ảnh hưởng (tùy phòng ban sẽ xét mức ảnh hưởng này ở các khía cạnh khác nhau như: rủi ro liên quan đến sức khỏe người bệnh, danh tiếng, rủi ro tài chính, hoạt động liên quan liên tục, rủi ro pháp lý,…). Ví dụ về rủi ro liên quan đến mức khỏe người bệnh sẽ có 5 mức như:
 
Mức 5: Sự cố dẫn đến tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn.
Mức 4: Chấn thương nghiêm trọng / khuyết tật cần sự can thiệp lâm sàng/ phẫu thuật
Mức 3: Chấn thương không nghiêm trọng, tăng thời gian điều trị, và thực hiện nhiều công đoạn điều trị.
Mức 2: Tổn thương nhẹ, cần chăm sóc y tế, hoặc mất thời gian điều trị.
Mức 1: Không tổn thương, hoặc gần bị ảnh hưởng
 
 
Trên đây là chút chia sẻ của em, Cám ơn chị Linh và mọi người rất nhiều. Hi vọng CLB mình mỗi tháng đều có 1 workshop như thế này.
 
Khánh Linh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team