linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

BẠN HỖ TRỢ CÁC EM CẤP DƯỚI NHƯ THẾ NÀO ?

#ChiasetuNhatBan
✍️ Mình đã rút ra được điều này trong suốt quá trình làm việc
 
Nhân viên ai cũng có một giai đoạn trưởng thành nhất định. Sếp ít nhiều là người nhìn thấy quá trình trưởng thành đó của bạn. Sếp có lẽ là người luôn “muốn” hướng dẫn “lời hay ý đẹp”, hướng tới mọi nhân đều trở thành những người tốt, ngay thẳng đối với cả nhân viên cấp dưới cũng như cấp dưới nữa. Một cấp trên tốt là cấp trên biết khích lệ để cấp dưới cố gắng, biết đánh giá và công nhận những cố gắng ấy. Một cấp trên ngay thẳng là cấp trên sẽ đưa những đánh giá, những công nhận ấy lên cấp trên cao hơn nữa.
 
Có bạn từng gửi tin nhắn sau khi nghe một xem video của mình là: “không có nhân viên dốt, chỉ có người lãnh đạo tồi”. Mình nghe thế nghĩ chắc bạn ý đang ở giai đoạn khó khăn và mất niềm tin với lãnh đạo, với sếp rồi. Suy cho cùng khi làm được đến lãnh đạo là họ đã “đáng được kính nể” và đừng nên nghĩ lãnh đạo tồi, có lẽ nhân viên nên phấn đấu thay đổi: bớt “than phiền” và làm việc tốt hơn cả mục tiêu để chứng tỏ “mình không dốt”. Không dốt thì cố gắng có thể thành “quân sư” của lãnh đạo ở mặt nào đó, hãy là người có thể ảnh hưởng tới sếp nhé.
 
Trong môi trường bệnh viện, có thể nói bạn có rất nhiều sếp. Sếp về chuyên môn, sếp về nhân sự, sếp về thủ tục hành chính, và sếp “ở trong lòng bạn” nữa. Nếu hiểu rộng hơn nữa bạn là sếp của các nhân viên vào sau bạn. Vậy bạn là người sếp thế nào? Bạn đã làm được gì cho các đồng nghiệp đi sau?
 
✍️ Bạn có khích lệ để các em tự tin và phấn đấu?
 
Mình từng làm khoa thận nhân tạo. Với người bệnh chay thận đường nối giữa động mạnh và tĩnh mạch -Shunt, quan trọng như là sơi dây tiếp nối sự sống. Kim dùng lấy máu và trả máu trong quá trình chạy thận về rất to và phổ biến nhất là15, 16, 17 G. Chọc kim để bắt đầu lọc máu là công đoạn tuy chỉ vài giây nhưng là công việc vô cùng quan trọng. Có những bệnh nhân bác sĩ chỉ định chọc lần đầu sau 3 ngày mổ đường mạch máu nên với những ca đó đặc biệt cần lưu ý. Người bệnh họ sợ bị chọc trượt và đó là thảm họa, hẳn nhiều bệnh nhân cũng có ít nhiều muốn được chỉ định, yêu cầu, mong muốn được người “chọc giỏi” tiến hành chọc kim.
 
✍️ Hồi đó trong khoa mình có rất nhiều nhân viên kỳ cựu, nhưng kỳ cựu không đồng nghĩa với chọc kim giỏi. Mình được chuyển đến khoa này sau nhiều năm kinh nghiệm ở các khoa khác.Vì vậy khả năng giao tiếp, lấy lòng người bệnh khá ổn. thân thiện với người bệnh, khả năng lấy ven cũng thuộc diện “chỉ tên” nên nhanh chóng quen việc. Để làm được điều đó mình đã nghiên cứu dài dài. Mình nghiên cứu hết các tài liệu chuyên ngành, đường mổ mạch máu thế nào? Các vấn đề về mạch máu! biến chứng sẽ như thế nào theo số năm chạy thận v.v... Những buổi đầu chưa chọc thì cứ bám gót theo “những người giỏi” xem họ cầm kim góc độ như thế nào, chọc với tư thế ra sao, họ nói chuyện với bệnh nhân thế nào? Cốt lõi chỉ là “đánh cắp kỹ thuật” để áp dụng cho bản thân.
 
✍️ Mình thấy anh điều dưỡng trưởng là một tay chọc rất giỏi, học được ngón nghề chọc kim của anh và học được cả cách anh sửa lỗi khi làm sai như: “Ân cần xin lỗi người bệnh, lưu ý chăm sóc cũng cấp một số thông tin hay câu chuyện bổ ích cho người bệnh đó hơn chút xíu”. Và nếu được 1 vài lần sau tránh chọc kim họ và cố tình chỉ định “người giỏi khác” chọc để giảm đau đớn, lại bị chọc trượt cho họ.
 
Mình nói gì để động viên cấp dưới!
 
Ba tháng là mình đã thành thạo với khoa mới này, và ít sau đó mình đã được đồng nghiệp nhờ giúp đỡ giữa chừng. Có 1 lần có em năm thứ 2 nhưng do trước đó không có nhiều kinh nghiệm nên đúng là chọc kim chưa được giỏi. Có ca khó, chưa đủ tự tin là lại gọi anh điều dưỡng trưởng giúp đỡ, lần nọ cũng vậy. Sau khi hoàn thiện cậu ta dọn dẹp và nói với mình.
 
-Anh ý giỏi thật. Em không thể chọc giỏi như anh ấy được!
Mình nghiêm nghị nói:
 
-Không được, cậu nghĩ vậy là sai rồi. Trong đầu cậu phải nghĩ một ngày cậu sẽ chọc giỏi hay ít nhất là ngang bằng với anh ý.
 
-Chứ nghĩ là không thể làm sao mà giỏi được! nghĩ và muốn giỏi hơn thì như thế kiểu gì cậu cũng sẽ cố gắng để có thể “đánh cắp kỹ thuật” và phấn đấu.
 
-Trong tất cả bệnh nhân ở đây ai chọc khó biết liền! hàng ngày cậu cứ quan sát kỹ xem bí quyết thành công và đúc kết rồi thực hành nâng cấp dần.
 
-Ngay cả chị cũng vậy vẫn thường xuyên up date thông tin trong việc *đánh cắp kỹ thuật* đó. Suy nghĩ thêm nhé!
Cậu ta im lặng!
 
✍️ Khi mình chuyển nơi làm cậu ta có viết cho mình; “Em đang phấn đấu ngày nào đó chọc giỏi như chị, anh điều dưỡng trưởng , và rồi chọc giỏi hơn …”. Đọc dòng này thật sự vui lắm, coi như điều truyền bá của mình có hiệu quả.
 
Là người đi trước bạn đã nói gì với các em đi sau để động viên, khích lệ hay khơi dậy cho họ nhiệt huyết tinh thần phấn đấu?
 
🤥 Bạn có nên tạo ra sự đặc biệt hay người đặc biệt
 
- Ai cũng vui khi được công nhận, khi được chỉ định. Nhưng có lẽ cũng không hay để tạo ra một sự đặc biệt ở bệnh viện. Khoa thận hay một số khoa khác đặc biệt lưu ý, bệnh nhân đến thường xuyên nên có khi gặp nhân viên y tế nhiều hơn gặp người thân của họ. Chuyện có bệnh nhân khó tính, “khôn hơn người” và muốn được ưu tiên là không tránh khỏi. Tại đây luôn cần có những thỏa thuận, quy ước giữa khoa với người bệnh, quan hệ với người bệnh đúng mực để đảm bảo được sự công bằng giữa các bệnh nhân và giữ mối quan hệ tốt cho tất cả.
 
- Chuyện bệnh nhân yêu cầu muốn được chỉ định người chăm sóc, người chọc kim cũng sẽ cần tránh. Có chăng chỉ nên thêm chút xíu theo quy định có sẵn. Giữ luật lệ còn khó hơn nhiều so với việc đặt ra luật đó. Vì thế nếu bạn tạo nên sự đặc biệt cho riêng mình bạn sẽ mất tự do.
 
- Chỉ mình bạn làm được, hay bạn làm rất tốt thì khi không có bạn sẽ như thế nào? Người bệnh bệnh 24 giờ còn chúng ta làm theo ca nên cần xây dựng tư tưởng team làm tốt và điều chỉnh để mọi thời gian đều đảm bảo sẽ “ổn”.
 
Tản mạn một ngày hè
Tokyo những ngày nóng 04/ 09/2020 Hayashi Huệ
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team