linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Chương trình định hướng cho nhân viên

Cực kì quan trọng trong Quản lý - Cải tiến chất lượng - An toàn người bệnh tại các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, nhất là định hướng cho nhân viên mới. Tuy nhiên tại Việt Nam thường không được nhiều cơ sở chú trọng.
Bệnh viện KK Women's and Children's Hospital đã thực hiện một đề án cải tiến : triển khai EOC cho toàn bộ nhân viên mới và mở rộng ra cho đối tượng nhân viên đã làm việc vài năm tại bệnh viện, kết quả phản hồi từ nhân viên rất tốt: sau chương trình, nhân viên cảm thấy họ hiểu hơn về bệnh viện, gắn bó hơn - cảm thấy mình là một phần của bệnh viện - cảm thấy được khích lệ, động viên, gắn bó với nhau hơn vvv
 
 
Thường chương trình định hướng sẽ có hai phần: 
- Một là định hướng chung: nhân viên nào cũng phải trải qua: để hiểu về những cái chung nhất của bệnh viện ( sứ mệnh, hoài bão, dịch vụ của BV, chế độ lương thưởng, phòng cháy chữa cháy, chương trình QLCL vv) 
- Hai là chương trình định hướng riêng tuỳ thuộc vào vụ trí cong việc, làm sao để họ hiểu tốt nhất những yêu cầu công việc ch o in trí của họ, các quy trình liên quan vv
 
Tiểu chuẩn quốc tế JCI đòi hỏi bệnh viện phải triển khai chương trình này. Tôi cũng mong muốn những kinh nghiệm mình có được trước đây về EOP sẽ có cơ hội chia sẻ và triển khai được tại các Bệnh viện trên cả nước. 
 
Các Anh Em đồng nghiệp hãy cùng trao đổi thêm và mạnh dạn triển khai nào, như vậy chúng ta mới có sản phẩm.
 
Theo bạn, các nội dung nào nên đưa vào chương trình định hướng chung tại BV!? Ai sẽ là người đứng ra huấn luyện !??
 
Linh Phan
 
Chia sẻ của các anh chị trên diễn đàn:
 
Vân Hồng: Cấp độ bệnh viện: bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ do khth, chính trị, quân lực huấn luyện. Điều dưỡng, nhs, ktv, hộ lý, y công do phòng điều dưỡng huấn luyện. Cấp độ khoa do chủ nhiệm khoa, điều dưỡng trưởng khoa huấn luyên
 
Linh Phan: Vân Hồng làm cái này kết hợp với đề án JD của Em là tuyệt đó Em. Thật ra mình có thể tìm người huấn luyện fix cho chương trình, đại diện từ các phòng ban, họ chuẩn bị chương trình, Slide, người đại diện phòng nói, sau đó đến hẹn lại lên, làm cho nhân viên cũ xong thì vẫn giữ khung đó, nhân viên mới có thể gom lại mỗi tháng hoặc mỗi hai tháng làm một lần, cái chương trình chung ấy. Còn chương trình định huống riêng thì từng phòng ban phụ trách riêng. Ai hỏi tiếp thì share tiếp ke ke smile emoticon
 
Vân Hồng: Mỗi bv làm được điều này nhân viên sẽ thấy tự hào vì được là 1 thành viên trong tổ chức, làm việc bằng sự yêu mến nơi mình công tác thì nhân viên nào cũng luôn nỗ lực.
 
Thuc Anh Nguyen: Orientation là chương trình định hướng đối với nhân viên toàn công ty/bệnh viện, và đối với các bộ phận về những thông tin quan trọng và chủ yếu dựa trên những quy định, chính sách...của tổ chức. Tuy nhiên, do thời gian hạn chế (thường thì không có chương trình Orientation quá 2 buổi), và do hạn chế về nguồn lực thì công ty/BV cũng không thể tổ chức từng buổi Orientation cho mỗi nhân viên mới ngay lập tức mà thường là tập trung một nhóm nhân viên. Vì vậy, nói một cách thực tế và công bằng, người nhân viên cũng có quyền và trách nhiệm tìm hiểu thông tin về công ty, tổ chức, về bộ phận của mình trên tất cả các phương tiện truyền thông nội bộ như website, như các thông báo & quy định chính thức (bảng thông báo tại khoa-phòng), và đặc biệt nhất chính là Employee handbook. Đây chính là tài liệu chính thức & đầy đủ nhất về nội quy & chính sách của công ty. 
 
Và điều cốt lõi nhất giúp chúng ta tìm hiểu thông tin, học hỏi...đó chính là bản thân chúng ta, phải Hỏi. Hỏi ai? Kênh truyền thông gần nhất và quan trọng nhất mà chúng ta có thể tìm hiểu ở bất cứ tổ chức nào, là (1) Bộ phận / Trưởng bộ phận chúng ta đang làm việc (2) Bộ phận HR, và (3) đồng nghiệp, bạn bè chúng ta. Có rất nhiều nhân viên ngại hỏi, ngại nói...ngay với chính người quản lý trực tiếp của mình vì sợ nhạy cảm, không dám hỏi đồng nghiệp vì ngại. Có nhiều nhân viên thậm chí sau khi nhận Employee handbook 2-3 năm rồi vẫn chưa hề đọc, hoặc chỉ đọc vài ba trang rồi bỏ qua những nội dung khác vì...không liên quan đến mình. 
 
Thông tin, quy định là chết, chính sự tương tác, quan hệ của con người mới là sống. Và "tương tác" nghĩa là sự trao-nhận từ nhiều phía. Chúng ta đừng quá kỳ vọng vào 1 tập nội quy, hay 1 buổi Orientation có thể giúp chúng ta giải đáp tất cả, bởi vì sau buổi định hướng đó chúng ta ắt sẽ còn vô vàn điều không hiểu, khó hiểu & nhiều ý kiến hơn trong quá trình làm việc. Không còn cách nào hơn là "TÌM", "HỌC", "HỎI". Và nếu chúng ta chưa thể bức phá được rào cản của những suy nghĩ sợ sệt, ngại ngần khi tiếp xúc với cấp quản lý trực tiếp bộ phận, với các đồng nghiệp, bạn bè, thì có lẽ chúng ta chưa thực sự muốn tìm hiểu thông tin một cách có mục đích, mà có chăng chỉ là yêu cầu đơn phương từ người lao động và tổ chức rồi cho dù có nhận đầy đủ thông tin thì chúng ta cũng không biết & không cần làm gì. Nếu chúng ta đã hỏi, đã tìm từ cấp trên trực tiếp, đồng nghiệp mà vẫn chưa thoả mãn thì có thể liên hệ bộ phận HR, và nếu vẫn không được thì lên cấp Lãnh đạo. Và cuối cùng mà chúng ta vẫn chưa thể hài lòng thì hoặc là chúng ta chấp nhận, hoặc là chúng ta chọn cho mình 1 con đường khác phù hợp hơn, nhưng ít ra chúng ta sẽ cảm thấy công bằng và nhẹ nhõm hơn vì mình đã thể hiện trách nhiệm & quyền hạn "được tìm hiểu thông tin" của 1 người nhân viên.
 
Linh Phan: Hay quá Thuc Anh Nguyen ơi, cảm ơn bạn đã chia sẻ. Trong các buổi Orientation, một câu Linh thường nói nhất là "các Anh Chị Em cứ mạnh dạn tìm hiểu trên mạng nội bộ, hỏi đồng nghiệp, quản lý vv, còn nếu ko biết hỏi ai thì cứ mạnh dạn gọi số của phòng.. QLCL, chúng tôi ko biết thì cũng chỉ được cho bạn chỗ nào để hỏi " !! Quan trọng là nhân viên y tế Việt Nam còn không biết là họ cần biết gì liên quan đến tổ chức nữa.
 
Tam Tran: Cảm ơn chị Thuc Anh đã chia sẽ kinh nghiệm, Orientation thể hiện sự chuyên nghiệp của BV khi chuẩn bị cho toàn thể nhân viên biết về trách nhiệm và quyền lợi của mình. Theo em, khả năng tự đọc của NVYT cũng chưa là 100%, nên thường tài liệu Orientation phải kèm với 1 buổi huấn luyện thì hy vọng mọi người đều biết.
 
Thuc Anh Nguyen: Cám ơn Tam Tran đã bổ sung ý kiến. Đúng vậy, ở bất kỳ công ty nào (chứ không nhất thiết phải là bệnh viện) thì đều phải cần có Chương trình Orientation cho nhân viên mới. Ở nơi mình làm việc thì chương trình này được kết hợp thực hiện giữa bộ phận Nhân sự & đại diện các bộ phận chủ chốt cho toàn thể nhân viên mới. Ngoài ra, sau hoặc trước khi tham dự Orientation thì nhân viên cũng có chương trình định hướng chuyên sâu tại phòng ban của họ sẽ/đang làm việc. Chương trình Orientation cho các vị trí trưởng nhóm, quản lý thì có thể sâu hơn, và trong nhiều trường hợp thì các trưởng bộ phận chủ chốt còn trình bày, giới thiệu thông tin & quy trình vận hành của bộ phận của họ cho đồng nghiệp mới nữa. Tuy nhiên, sự tham gia & tìm hiểu của nhân viên, theo mình, vẫn là điều kiện cốt lõi, đặc biệt nếu họ đang làm việc tại những môi trường cởi mở, năng động & rõ ràng về thông tin. Bởi vì cho dù công ty có tổ chức chuyên nghiệp đến đâu trong việc Orientation thì vẫn còn nhiều hạn chế khách quan về thời gian thực hiện và nội dung chương trình Orientation, do đó trong một số trường hợp khi nhân viên đang đợi cho buổi Orientation được tổ chức, họ có thể đọc các tài liệu chính thức như Employee handbook, đồng thời tìm hiểu từ cấp quản lý trực tiếp hoặc đồng nghiệp những gì mình thắc mắc trong thời gian chờ đợi Ỏientation, và cả sau này cũng vậy nữa. Cám ơn Tam Tran rất nhiều nhen!
 
Tam Tran: Ở BV Nhi Đồng 2, BV huấn luyện cho NV mới theo từng đợt NV mới vào làm, nội dung : chuyên môn + hành chánh. Chẳng hạn: khi tuyển 1 đợt 20 BS mới vào BV, BV sẽ có lớp cơ bản là "Định hướng cho BS trẻ" và 1 lớp nâng cao sau khi BS đã có kinh nghiệm làm ở BV trên nửa năm. Trong khi huấn luyện có 2 phần: chuyên môn thì do các trưởng khoa đảm nhiệm + mời giảng viên ĐHYD + hướng dẫn sử dụng phác đồ điều trị của BV, về hành chánh thì sẽ có đại diện các phòng KHTH (nói về quy chế làm việc BS), Tổ chức cán bộ (nói về quy chế làm việc, lương thưởng), QLCL (nói về ATBN, QLCL trong BV). Còn những chuyện nhỏ hơn như: đỗ xe, nơi ăn uống, văn hóa làm việc từng khoa thì ở khoa sẽ chỉ dẫn.
 
Tam Tran: Kinh nghiệm từng được tham gia các Orientation của BV nước ngoài + đại học nước ngoài, em thấy nội dung trên vừa đủ cho 1 người mới. Tùy theo từng tổ chức, sẽ sắp xếp cung cấp cho NVYT thông tin gì. Theo thời gian,mỗi NVYT sẽ tìm tòi và hỏi đồng nghiệp những chuyện râu ria khác khi làm trong BV. Không biết các anh chị có kinh nghiệm gì khác ? 
 
CLB QLCL-ATNB
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team