linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Rửa tay bao nhiêu cho đủ

Việc rửa tay nghe tưởng dễ nhưng không dễ tí nào.

 Không có phần da nào của con người mà không có vi khuẩn. Lượng vi khuẩn trung bình trên bàn tay người là từ 5.000 đến 5.000.000 đơn vị trên mỗi cen-ti-mét vuông (colony-forming units per square centimeter) (xem hình đĩa thí nghiệm cấy vi khuẩn từ bàn tay). Vùng tóc, nách và bẹn còn có nhiều vi khuẩn hơn nữa. Trên bàn tay, những nếp gấp da là nơi ẩn náu của 10-20% tổng lượng vi khuẩn, khiến cho việc loại bỏ càng khó khăn hơn - ngay cả khi được chà rửa cẩn thận. Nơi khó khăn nhất là dưới móng tay. Vì vậy tổ chức Kiểm Soát Dịch Bệnh của Mỹ yêu cầu NVYT cắt móng tay ngắn hơn 6mm và không đeo móng tay giả.

 

 
Xà phòng thông thường có khả năng diệt khuẩn thấp. Chất xà phòng giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ, nhưng rửa tay bằng xà phòng trong 15 trong giây chỉ giảm được lượng vi khuẩn khoảng 10 lần. Ngay từ thế kỷ 19, BS. Semmelweis đã biết rằng xà phòng không hiệu quả và yêu cầu NVYT dùng dung dịch chlorine để rửa tay. Các loại xà phòng kháng khuẩn ngày nay có chứa hoá chất như chlorhexidine, giúp huỷ hoại màng tế bào và các protein của vi khuẩn.
 
 
Nhưng ngay cả khi loại xà phòng phù hợp được dùng, thì việc rửa tay vẫn đòi hỏi một qui trình nghiêm ngặt. Đầu tiên, bạn phải tháo đồng hồ, nhẫn và những trang sức khác (vì chúng là nơi ẩn trú rất tốt cho vi khuẩn). Sau đó, bạn làm ướt tay với nước ấm, rồi thoa xà bông vào tất cả các bề mặt của tay (bao gồm 1/3 của cẳng tay) trong vòng 15 đến 30 giây (tuỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất xà phòng). Tráng lại tay bằng nước trong vòng 30 giây. Lau khô tay hoàn toàn bằng khăn lau dùng một lần (disposable). Cuối cùng, bạn dùng khăn lau để tắt vòi nước.
 
Qui trình này phải được lặp lại sau mỗi tương tác với bệnh nhân (BN). [Các bạn trong CLB chắc đã làm quen với 5 thời điểm cần rửa tay theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) 
 
 
 
 
Hãy tưởng tượng trong một ca làm việc buổi sáng, một bác sĩ ngoại khoa như tôi phải thăm bệnh 20 BN mỗi giờ. Các điều dưỡng trong khoa Hồi Sức Tích Cực (ICU) cũng tương tác với lượng bệnh nhân tương đương. Cho dù bạn rất thành thục trong việc rửa tay và chỉ mất 1 phút cho mỗi lần rửa - thì trong mỗi tiếng làm việc bạn mất 1/3 thời gian (20 phút) cho việc rửa tay. Chưa kể là việc rửa tay thường xuyên như vậy làm da bị dị ứng (irritate), và dẫn đến viêm da (dermatitis) và rồi số lượng vui khuẩn còn tăng cao hơn nữa. Chẳng trách sao NVYT không rửa thay thường xuyên hằng ngày như yêu cầu của những người làm KSNK.
 
Dung dịch gel cồn thì ít gây dị ứng hơn xà phòng và đã được dùng ở châu Âu trong 20 năm qua, tuy nhiên chỉ mới gần đây mới bắt đầu lan rộng ở Mỹ. VST bằng dung dịch gel ít mất thời gian hơn - chỉ khoảng 15 giây để xoa vào bàn tay, các ngón tay và tự khô bằng không khí. Các bình bơm gel có thể dễ dàng đặt cạnh giường BN hơn là bồn rửa. Và với nồng độ cồn từ 50-90%, dung dịch gel tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn xà phòng. (Lạ rằng, 100% cồn thì lại không hiệu quả - bởi vì việc tiêu huỷ protein của vi khuẩn có cần có một chút nước).
 
[Bạn Kimtuyet Phanthi có chỉ ra rằng dung dịch VST gel có giá thành cao. Ở BV của mình ở Úc, một chai dung dịch gel 500ml mua sỉ có giá tương đương VNĐ 34,000 - dùng được 100 lần: VNĐ 340 một lần. Không biết ở VN giá thành thế nào.
 
Tuy thế, cô Yokoe ở phòng KNSK của BV của tôi mất hơn một năm để thuyết phục NVYT chấp nhận sử dụng dung dịch gel 60% cồn. Có rất nhiều phản đối. Đầu tiên, NVYT lo lắng rằng dung dịch chứa cồn sẽ tạo ra không khí độc hại trong BV (không có). Sau đó, họ lo là dung dịch này sẽ gây dị ứng da (bất chấp bằng chứng thử nghiệm khoa học). Cho nên một dung dịch mới có thêm chiết xuất nha dam (aloe) để làm dịu da được thử nghiệm. Nhưng có một vài NVYT than phiền về mùi nha đam. Cho nên nha đam lại bị bỏ ra. Tiếp theo, các điều dưỡng bắt đầu từ chối dùng dung dịch gel vì có lời đồn là nó dẫn đến vô sinh. Lời đồn này chỉ lắng xuống khi khoa KNSK cung cấp bằng chứng khoa học rằng chất dung dịch gel không có hấp thu đáng kể qua da tay, và các chuyên gia ở khoa sản của BV lên tiếng ủng hộ việc sử dụng dung dịch gel.
 
 
Sau hơn một năm thì dung dịch gel mới bắt đầu được dùng rộng rãi ở BV của tôi. Tỉ lệ tuân thủ VST tăng lên đáng kể - từ 40% lên 70%. Thế nhưng… rất đáng lo ngại thay… tỉ lệ nhiễm trùng trong BV không giảm một tí nào!
 
Tỉ lệ tuân thủ VST tuy tăng tới 70%, nhưng không đủ tốt. Chỉ 30% thời gian NVYT không VST là quá nhiều cơ hội cho vi khuẩn phát tán. Và bằng chứng là tỉ lệ nhiễm trùng vi khuẩn Staphylococcus và Enterococcus kháng thuốc tiếp tục tăng cao trong BV của tôi.
 
Theo tài liệu nghiên cứu bạn Kimtuyet Phanthi chia sẻ với mình thì các bạn làm KSNK ở BV Chợ Rẫy đã tăng tỉ lệ VST từ 29% lên 70% (xem hình). Một kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, dựa vào thông tin từ BV Brigham and Women’s của ĐH Y Harvard như trong bài viết, thì cho dù làm tốt đến 70% vẫn chưa đủ để kiểm soát nhiễm trùng trong BV.
 
 
 
 
Câu hỏi chúng ta cần đặt ra là, liệu những chương trình đào tạo và thường xuyên giám sát nhắc nhở NVYT về VST, mà các khoa KSNK đang thực hiện khắp nơi trên thế giới, đã đạt đến điểm giới hạn?
 
 

Ths. Trần Đặng Minh Trí
 
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team