linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Muốn đạt dịch vụ cấp độ 5 dễ hay khó ?

Case study thực tế về triển khai của BV Nhật (Phần 2)
Bài chia sẻ số 34 (Chuyên đề nâng cao giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế số thứ 3)
 
CASE STUDY: giúp nhân viên y tế tự nhận thức, tự đánh giá ý thức và tự nâng cao giao tiếp ứng xử
 
Hồi đi làm, cứ mỗi lần đến kỳ tự đánh giá là mọi người tự hiểu đánh giá này có liên quan trực tiếp đến tiền thưởng mà bản thân mình sẽ nhận được. Khi còn là nhân viên mới thì chỉ cần tự đánh giá, có kinh nghiệm thêm thì cần đánh giá đồng nghiệp, rồi thêm nữa thì đánh giá cấp dưới. Quá trình đó giúp mình hiểu thêm phần nào cách làm của các bệnh viện. Tới hôm nay thì thực sự nhận thấy cách các BV Nhật làm đúng theo nghĩa: “mưa dầm thấm lâu”. Từ 30-40 năm bv Nhật đã giáo dục liên tục nâng cao ứng xử cho nhân viên, gần đây còn là việc sống còn. Thiết bị mới có thể mua, có thể tìm đầu tư nhưng những kỹ năng này cần thời gian vì nó cần ngấm vào suy nghĩ và làm theo như một phản xạ, người đi sau nhìn người đi trước. Trong khuôn khổ chia sẻ hôm nay tiếp nối nọi dung kỳ trước về: NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN trong kế hoạch hoạt động năm của “nâng cao giao tiếp ứng xử”.
 
Từ kinh nghiệm cá nhân đã tích lũy được sau quá trình công tác, mình cũng đã làm một số khảo sát về hiện trạng tại các bv, trao đổi thông tin với các đồng nghiệp người Nhật và cả người Việt về vấn đề này. Đặc biệt, mình đã tham vấn về kế hoạch năm của ban phụ trách hoạt động nâng cao ứng xử với cô OSANO – CEO của C-plan, người đã từng làm việc với hơn 1000 ban phụ trách “nâng cao giao tiếp ứng xử” của các bệnh viện. Với tâm huyết phổ cập “nâng cao giao tiếp ứng xử” cho nvyt từ 30 năm trước cô đã hỗ trợ tổ chức workshop, đưa ra lời khuyên, điều chỉnh kế hoạch năm sao cho phù hợp với hàng ngàn bệnh viện. Tại đây. Khi cô nói kế hoạch đó là “tiêu chuẩn chung” mà các bệnh viện đang thực hiện và có điều chỉnh đôi chút cho phù hợp với bệnh viện mà thôi.
 
Thay đổi hành vi người khác là một việc vô cùng khó khăn. Chúng ta cần một quá trình dài hỗ trợ để hiểu được “chuẩn mực”, tự nhận thức, ý thức được bản thân mình ra sao, từ từ thấu hiểu, và biến nó thành thói quen giao tiếp.
 
Trong giao tiếp ứng xử có thể nói có 3 mục cần lưu ý phát triển:
 
  • Nâng cao ý thức chung của toàn bộ nhân viên y tế. Trong một tập thể, tất cả các nhân viên phải được học cái chuẩn chung là điều kiện tối thiểu. Chúng ta muốn “làm thật” thì cần đánh giá kĩ những kiến thức truyền đạt đó có thực tế hay không, thiết thực hay không? Và chúng có áp dụng được ngay trong công việc hàng ngày không? Đây sẽ mãi là câu hỏi chúng ta luôn luôn cần bàn bạc khi xây dựng kế hoạch và triển khai. Cuối cùng sẽ là : “anh chị đang muốn làm thật hay đối phó?”
  • Khen thưởng những cá nhân xuất sắc, biểu dương để tạo động lực cho chính cá nhân và làm gương cho nhiều nhân viên khác học tập.
  • Tìm ra những cá nhân “vi phạm” để trú trọng hơn, đào tạo giáo dục họ ít nhất phải cố gắng đạt được mức tối thiểu của bệnh viện. Tránh chuyện “Con sâu làm rầu nồi canh” . Cần tổ chức huấn luyện, thậm chí mạnh tay hơn là phạt, không có hiệu quả cần loại bỏ những cá nhân không phù hợp hay ảnh hưởng xấu tới tổ chức.
Nội dung đánh giá ra sao:
 
Trong bài học về ứng xử tại BV Nhật (SESTUGU KENSYU) ,nền tảng chính là dịch vụ omotenashi (giữa nhân viên với nhau và nhân viên với người bệnh), setsuku trong viện hướng dẫn nvyt cần “đồng cảm” để có hành xử phù hợp, và vì thế các hoạt động cũng dựa theo các chuẩn mực này. Trong đó cụ thể giúp nhân viên y tế tự nhận thức được tiêu chuẩn cần có từ vẻ bề ngoài, thái độ, biểu cảm, lời nói phù hợp với hoàn cảnh tình trạng người bệnh.
 
Đánh giá theo 3 mức: tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, và cấp trên đánh giá mức độ Đạt , không rõ, chưa đạt với nội dung
 
Đánh giá chỉnh chu của tóc:
  • Tóc có sạch không?
  • Tóc quanh mặt được vén gọn gàng, tóc dài có được buộc lên không?
  • Màu tóc có quá sáng, chói hay nổi bật hay không? (Có để màu theo tiêu chuẩn không?)
Đánh giá về chỉnh chu phần khuôn mặt:
 
  • Có đánh răng sạch không?
  • Có mùi hôi miệng không?
  • Lông mũi có dài quá không? ※Kiểm tra bằng các nhìn lên từ dưới góc nhìn của bệnh nhân
  • Có làm sạch tai không? ※Kiểm tra từ góc độ nhìn của bệnh nhân
  • Có trang điểm quá đậm hay không?
  • Lớp trang điểm có bị hỏng không?
Đánh giá về trang phục
 
  • Đồng phục (quần áo làm việc) có được giặt sạch sẽ và giữ gìn cẩn thận, không có vết bẩn hay vết nhăn không?
  • Có nút nào sắp bung hoặc vết sờn nào không?
  • Cổ áo và cổ tay áo có bị bẩn không?
  • Giày tất có được giặt sạch sẽ hay không?
Anh chị cảm giác sao về nội dung trên?
 
Thực tế tại bệnh viện anh chị có thực hiện không?
 
Có khó khăn gì không? có áp dụng công nghệ để đánh giá không?
 
Chắc chắn nhiều anh chị có thể nghĩ cấp trên sẽ vất vả, cần khen chê làm sao cho tốt. Để hỗ trợ cấp quản lý dễ khen ban giao tiếp ứng xử thường chuẩn bị sẵn các câu khen gợi ý để sếp chỉ việc cắt dán cho tiện. Ví dụ:
 
  • Ngoại hình luôn sạch sẽ, ưa nhìn. Ngoài ra, anh/chị/em luôn cười tươi đáp lại, luôn quan sát kỹ người bệnh, đồng nghiệp, đối ứng bệnh nhân rất tuyệt vời.
  • Rất cảm ơn vì anh/chị/em luôn quan sát kỹ tình huống xung quanh và phản ứng lại rất phù hợp. Tôi biết rằng công việc chúng ta luôn bận rộn, và rất vất vả. Tôi trông cậy vào anh/chị/em như là cánh tay phải của mình.
  • Lúc nào cũng thấy anh/chị/em tươi cười, ngay cả tôi cũng nhận được năng lượng tích cực của anh/chị/em. Màu tóc cũng trầm phù hợp với hình tượng nơi làm việc.
  • Lúc nào anh/chị/em cũng nhẹ nhàng nói chuyện với các nhân viên khác. Không khí khoa phòng được dịu lại nhờ anh/chị/em đấy.
  • Lịch thiệp và nho nhã, tư thế chuẩn xác, chỉ cần nhìn thôi cũng khiến tôi thấy thoải mái. Tôi muốn anh/chị/em phụ trách / hỗ trợ hoạt động giảng dạy về “Ứng xử với khách hàng/ người bệnh ” tại buổi học cho nhân viên năm nay.
Ai cũng thích được khen vui khi được khen đặc biệt là khen đúng. Anh chị là quản lý đã khen nhân viên chưa?. Hay ban phụ trách đã gợi ý đến cả những điều nhỏ nhặt tỉ mỷ như trên chưa?
 
Thời gian thực hiện đánh giá: 2 lần / năm
 
Tại BV Nhật thông thường có 2 đợt thưởng thông thường tháng 7 và tháng 12, vì thế đánh giá sẽ tiến hành trước các dịp thưởng này. Đánh giá nâng cao giao tiếp ứng xử thông thường được lồng ghép chung với các nội dung khác theo chỉ số cụ thể giúp đo lường dánh giá nhân viên tiện lợi hơn. Lần khác mình sẽ chi sẻ rõ về hạng mục đánh giá cho khối điều dưỡng hay văn phòng khi anh chị cảm thấy hữu ích. Với kế hoạch trên cứ 2-3 tháng là lại nhắc đến tiêu chuẩn giao tiếp ứng xử chuẩn mực, như vậy qua thời gian thì đúng là “mưa dầm thấm lâu” phải không ạ.
 
✍️ Kể lại một kỷ niệm khó quên ở những nơi đã làm việc liên quan đến đồng phục.
 
Lấy ý kiến để quyết định đồng phục ở các bv Nhật.
 
Mình thích cách làm có vẻ cho thấy tính dân chủ này. Bệnh viện nào khi có kế hoạch thay kiểu dáng chất liệu cho đồng phục thì cũng đã có dự trù kinh phí nhưng làm sao để ít nhiều nhân viên cảm nhận được rằng bản thân họ cũng đã được tham gia “chọn” trong khuôn khổ kinh phí của viện. Cụ thể như: 
 
  • Lấy ý kiến toàn bộ nhân viên: có bảng mẫu về kiểu dáng, mẫu vải chuyển tới để nhân viên lựa trọn trong khuôn khổ giá tiền của BV. Đồng phục bv ít nhất có tuổi thọ 5-10 năm nên lựa chọn cũng rất được cân nhắc, từ kiểu cổ, chất liệu dùng khóa hay chui đầu, các túi, phối hợp màu ôi vô vàn các thứ.
  • Kết quả lấy theo số đông, vì thế ít nhiều nhân viên cũng cảm nhận đó là do tập thể chọn. Trong gần 20 năm minh có 5 lần trải nghiệm được lấy ý kiến thay đổi đồng phục. Đặc biệt có 1 lần còn được làm việc với nhà thiết kế để đưa ra các ý kiến vừa tạo ra tính năng đồng phục nên tiện lợi ra sao.
Bệnh viện anh chị thì sao khi thay đổi đồng phục? Nhân viên của các anh chị có tham gia đưa ý kiến hay được quyền lựa chọn hay không?
 
Sau khi có đồng phục mới thì riêng quần là nhân viên cần tự quyết định chiều dài, có bệnh viện có bộ phần “lên gấu cho nhân viên” có nơi thì không. Hồi đó cách đây 8 năm bệnh viện mình thay mới toàn bộ nhưng viện không có bộ phận hỗ trợ lên gấu và tự nhân viên hoặc thuê hoặc tự làm. Một điều dưỡng nam cùng khoa khá cẩu thả trong công việc, và cậu ta độc thân. Cậu ta cắt nham nhở gấu quần và lại còn ngắn quá khoai chân. Ai nhìn chỉ tặc lưỡi và buông 1 câu “không thể chấp nhận được”. Bà y tá trưởng khoa ngay hôm đầu nhìn quang cảnh đó đã chú ý. Mình ở gần đó nghe và thấy cũng tội cho cậu ta, mình mở lời để mình lên gấu hộ. Vốn có thời gian được học cơ bản về may vá, nhà có máy khâu nên với mình đó là chuyện “phẩy tay 1 cái”. Lên gấu 4 cái quần, đáp 1 cái gấu để có chiều dài đủ tiêu chuẩn, cậu ta vui và để cảm ơn đã tặng lại 1 hộp sokola.
 
✍️ Các kỳ tiếp theo mình sẽ chia sẻ các phần khác trong bản kế hoạch năm của nâng cao giao tiếp ứng xử. Hẹn gặp anh chị ở thứ 6 tới.
 
😀 KOKORO medical và C-plan - tác giả những cuốn sách về giao tiếp ứng xử có 1 buổi làm việc với nhà xuất bản của bộ y tế Nhật – nơi giữ bản quyền của cuốn sách. Là một tổ chức công nên thủ tục khá nhiều. Nhưng khi biết cuốn sách đó đã được in và tái bản tới 320.000 cuốn và các bệnh viện vẫn đang sử dụng để đào tạo ôn luyện cho nvyt, thì mình cảm thấy nó có giá trị. Hy vọng thủ tục nhanh để sớm có cuốn sách bằng tiếng Việt.
 
Chúc anh chị cuối tuần vui vẻ.
TOKYO 27/11/2020 Hayashi Huệ
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team