linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Thông tuyến Bảo hiểm

#chiasetuNhatban
Bài chia sẻ số 35. Góc nhìn từ y tế Nhật
 
Xin phép được chia sẻ vài dòng suy nghĩ nhân dịp chia sẻ về chủ đề thông tuyến bảo hiểm tới đây.
  • Có anh chị hỏi ở Nhật bảo hiểm thông tuyến ra sao ?
  • Mình thưa rằng thông luôn từ trung ương đến địa phương và người dân có thể sử dụng bảo hiểm trên toàn quốc với mức phí như nhau.
Câu hỏi tiếp theo là ồ thế thì BN đến bệnh viện tuyến cuối hết à? Chưa chắc... vừa xa, vừa đắt, không cần khỏi đi cho mệt.
 
  • BV Tuyến cuối: trên 400 giường đa khoa và theo dạng bệnh gì cũng tiếp nhận, khám đặt hẹn. Cung cấp điều trị chuyên sâu, nghiên cứu, đào tạo và toàn quốc có 86 bệnh viện tuyến cuối: (đa số bệnh viện chuyên môn, bv trực thuộc trường đại học y thuộc nhóm bệnh viện này) phân bổ đồng đều trên toàn quốc. Tokyo có 15 bệnh viện, Osaka có 7 bv các tỉnh sẽ có 1-3 bệnh viện. Không có giấy giới thiệu thì hoặc có thể bị từ chối hoặc có khám cũng bị thu thêm phí không có giấy giới thiệu. Chi phí này còn được đề nghị thảo luận nâng giá cao hơn nữa trong đợt điều chỉnh tới. Thu phí cao hơn khoảng 1,2 lần.
  • BV tuyến địa phương: Quy mô trên 200 giường, nhận giới thiệu từ bv phòng khám nhỏ có 600 bn phân bổ đồng đều, thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân trong vùng, tiếp nhận cấp cứu điều trị và khi không điều trị được hoặc người bệnh có nguyện vọng nên tuyến cuối thì chẩn đoán ban đầu và viết giấy giới thiệu để hỗ trợ.
  • Bệnh viện nhỏ: thăm khám điều trị ban đầu, hoặc tiếp nối điều trị, viết giấy giới lên trên. Có tới 8000 bệnh viện quy mô nhỏ này.

Thông tuyến nhưng trên nguyên tắc tuân thủ giới thiệu, khám đặt hẹn và liên kết chặt chẽ giữa các tuyến đảm bảo các nơi làm đúng “chức năng bệnh viện” đã đề ra. Nơi có cơ sở vật chất tốt thì thu tiền cao hơn nên cùng 1 điều trị thì tuyến cuối người bệnh phải chi trả cao hơn. Thêm nữa phí dịch vụ thì được thu theo đúng dịch vụ đã làm và có làm sẽ được thu phí ví dụ như: Có quản lý nhiễm khuẩn thu thêm phí, có team hướng dẫn dinh dưỡng thu thêm phí…Do chất lượng khám chữa bệnh trên toàn quốc đều được nâng lên một mức chuẩn, chuẩn từ thiết bị, trình độ tay nghề, vì vậy người dân có thể lựa chọn bệnh viện gần nhất cho điều trị. Có nhiều luật phạt, thưởng bằng tiền để khuyến khích các bệnh viện tuyến trên nơi có tỷ lệ giới thiệu 2 chiều: cả nhận bệnh nhân và trả bệnh nhân về tuyến dưới.

So với Nhật VN có rất nhiều lĩnh vực nhiều chuyên gia chúng ta không thua kém, nhưng vẫn đang khó khăn trong phổ cập nhân rộng trên toàn quốc. Có lần mình từng viết ít nhiều về mặt bằng chung chúng ta vẫn đi sau họ 30-50 năm. Đi sau thì có cái lợi của người đi sau và có được nhiều kinh nghiệm để học, nghĩ thế để lạc quan thời dịch bệnh. Và đến nay thông tuyến bảo hiểm cũng đã được thực hiện. Rồi bước tiếp chắc là điều chỉnh chế độ theo định kỳ để hoàn thiện dần cho phù hợp với sự thay đổi của xã hội mà đôi khi có lẽ không theo kịp. Nhật cứ 2 năm sẽ điều chỉnh chính sách, mức chi trả đối với dịch vụ của bệnh.
 
Nhật bảo hộ quyền tự do lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh vì thế: Second opinionDoctor shoppping được biết tới. Anh chị suy nghĩ sao về vấn đề này ạ?
 
Trở lại với vấn đề sau thông tuyến bảo hiểm sẽ có gì khác đây? Về cơ bản chúng ta vẫn làm những việc này thường ngày nhưng có lẽ chúng ta cũng nên bắt đầu phải ý thức chuyện LÀM THẬT .Bác sĩ giỏi thì chắc không bao giờ hết việc, bệnh viện tốt thì cũng không lo thiếu bệnh nhân nhưng khi người bệnh tự do lựa chọn thì sự cạnh tranh lớn dần và người bệnh có thể tự do lựa chọn nơi có dịch vụ tốt ngoài chuyên môn mà trực tiếp là giao tiếp ứng xử sẽ là quan trọng hơn nữa.
  • Làm thật, thu phí dịch vụ hỗ trợ cải tiến đời sống cho nhân viên y tế là điều nên hướng tới.
  • Luật sẽ càng ngày càng phức tạp, nhưng càng rõ ràng chi tiết càng dễ hiểu, dễ đưa ra giải pháp để tốt cho bệnh viện. Mỗi nhân viên y tế chúng ta cũng nên quan tâm và cùng bệnh viện tăng được thu nhập cho bệnh viện đúng luật và đúng theo công sức bỏ ra.
Tại Nhật thì sau điều chỉnh tổ chức nào cũng phổ cập và nhân viên y tế cũng nẵm rất rõ các phần có liên quan trực tiếp trong công việc. Dường như học tập kiến thức mới để theo kịp được với sự thay đổi được giáo dục và kế thừa tốt.
 
Vài điều mình trong thay đổi trong chính sách y tế của Nhật để anh chị em xem và xem chế độ ở VN mình thế nào ạ? Cần phải được cải tiến và đặc biệt là cần được thu phí mới hợp lý chăng.
 
  • Bãi bỏ thu thêm phí khi khám cho thai phụ: bác sĩ khám cho thai phụ vất vả và phải thăm cả mẹ và thai nhi, mất thời gian thì thu phí cao là suy nghĩ tự nhiên. 2018 phí khám cho thai phụ được cộng thêm phí nhưng liền bị xã hội phản đối, bất công với thai phụ và được điều chỉnh lại về như cũ là không tính thêm phí.
  • Các chính sách hỗ trợ bệnh việc có sử dụng công nghệ để điều dưỡng làm việc hiệu quả, giảm bớt các công việc thường ngày và có nhiều thời gian hỗ trợ người bệnh. Một trong những công việc là hang ngày điều dưỡng cần đánh giá mức độ nặng nhẹ của người bệnh, tuy nhiên, khi sử dụng đánh giá của phần mềm thì sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc đồng thời tăng nguồn thu.
  • Trước đây cần tụ tập họp hành thì nay có thê áp dụng hình thức họp online. Quy định điều kiện thúc đẩy khám online cũng dễ hơn ở một số đề mục.
  • Hỗ trợ bệnh viện nhà thuốc có liên kết cùng nâng cao điều trị người bệnh ung thư hai bên được thu thêm phí .
  • 3 loại giấy giới thiệu đều được tính phí. Loại 1: bác sĩ tuyến tuyến dưới gửi tuyến trên nhờ điều trị, Loại 2: giới thiệu và mang dữ liệu để hỏi ý kiến phác đồ điều trị dạng Second opinion, Loại 3: bác sĩ tuyến trên điều trị bệnh chính xong viết giấy để tuyến dưới tiếp tục theo.
  • Chi phí của giáo sư hỗ trợ từ từ xa cho các bệnh viện khác (hỗ trợ các bệnh hiếm gặp, bệnh khó chẩn đoán) được quy định, tỷ lệ nhận thù lao do hai bác sĩ hoặc 2 tổ chức quyết định.
  • Trả phí cho dược sĩ khi dược sĩ viết hỗ trợ bác sĩ về hệ thống thuốc uống của bệnh nhân sao cho tiết kiệm và phù hợp.
Hệ thống tính phí của Nhật tỉ mỉ, chi tiết và phức tạp, cứ 2 năm lại điều chỉnh và thay đổi. Chắc chắn VN cũng vậy, hi vọng chúng ta mỗi nhân viên y tế cũng sẽ ý thức hơn về chế độ, cùng tìm hiểu để có các thông tin và cung cấp được cho người bệnh. Khi hiểu rõ chúng ta sẽ có giải thích phù hợp với người bệnh và người bệnh cũng yên tâm và hài lòng hơn về dịch vụ.
 
Tokyo đã vào đông
4/12/2020 Hayashi Huệ
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team