linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

XỬ LÝ KHI SAI SÓT Y TẾ (Phần 1)

Mình chia sẻ một chút thông tin về cách đối ứng của bệnh viện Nhật trong “phi vụ” có thể dẫn tới kiện tụng mà mình trực tiếp có liên quan.

💐 Lần đầu là vụ ở bệnh viện mình từng công tác về một trường hợp người nhà muốn đệ đơn kiện bệnh viện với lý do “phát hiện bất thường muộn đột quỵ khi bệnh nhân nằm viện”. Và chi tiết cụ thể chuyện xử lý của bệnh viện.

 
💐 Chuyện là một bệnh nhân đã trên 80 tuổi nhập viện điều trị nội khoa cho viêm phổi, nằm viện cũng khá lâu. Tình trạng khá hơn và chuẩn bị chuyển về viện dưỡng não thì đột xuất bị đột quỵ. Bệnh nhân cũng có tiền sử đột quỵ, thời điểm nhập viện tình trạng chỉ ngồi xe lăn và ăn uống cũng cần trợ giúp 1 phần. Gia đình bệnh nhân có con trai độc nhất và còn độc thân. So với các bệnh nhân khác thì tần xuất anh tới thăm mẹ nhiều hơn. Tuần tới 2-3 lần, thường đến buổi tối và ở lại 2 tiếng.
 
💐 Chuyện bắt đầu ở ca trực đêm của tôi. Trong ca trực bệnh nhân đó vẫn ăn uống bình thường, biểu hiện không có gì thay đổi. Sau ca trực theo lịch mình có 2 ngày nghỉ, và giữa ngày nghỉ thứ 2 thì nhận được điện thoại của viện hỏi về tình hình bệnh nhân trong ca trực hôm đó. Mình chỉ nói là mọi ghi chép có ghi đầy đủ và nói không có gì đặc biệt. Qua điện thoại viện chỉ nói bệnh nhân hiện tại tê liệt tay chân, không nói được nên muốn biết trong ca trực đó có dấu hiệu gì bất thường hay không? Vậy là đã có chuyện đây!
 
💐 Ngày hôm sau thì đúng vậy, mình được gọi lên phòng riêng và ban đối ứng bệnh viện giải thích là người nhà đang muốn kiện bệnh viện vì “phát hiện triệu chứng muộn đột quỵ”. Nhìn vào bảng ghi chép tỷ mỉ mình hiểu ngay là bệnh viện đang làm bản tường trình. Hỏi tất cả các nhân viên trong những ngày đó theo khung giờ tiếp xúc với bệnh nhân để biết bệnh nhân đó bất thường từ khi nào, bệnh viện có sai sót, đã làm đúng quy định của việc chăm người bệnh hay không.
 
💐 Tại Nhật cụ thể như ban ngày tùy tình trạng bệnh nhân mà số lần thăm bệnh nhân có quy định tùy khoa và thường tối thiểu 1-2 tiếng / 1 lần, ban đêm tối thiểu 2 tiêng / 1 lần ghé phòng bệnh nhân xác định “có ổn” hay không. Thăm bệnh buổi đêm yên tĩnh mình không ưa các điều dưỡng đi lại loẹt quẹt hay ồn ào, tai mình rất thính. Chỉ cần nghe tiếng chân là biết đó của bác sĩ nào, điều dưỡng nào nếu họ có phát tiếng động khi đi lại. Ở bệnh viện 100% nhân viên y tế cần đi dày có mũi để bảo vệ đôi chân tránh lỡ kim tiêm rơi xuống. Đặc biệt đế giày có giảm tiếng ồn nhưng buổi đêm yên tĩnh thì mình luôn ý thức và cố gắng rón rén không phát ra tiếng động, nhẹ nhàng mở cửa phòng bệnh để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ. Bác nào gáy là biết “còn ổn” và không tới sát tận mặt để nhòm kỹ. Thi thoảng cũng có một vài cụ nhẹ nhàng ra đi trong buổi đêm mà trước đó không hề có nhiều biểu hiện khác biệt.
 
💐 Trở lại câu chuyện bà cụ đột quỵ, ca trực đêm của mình dài 18 tiếng kể cả thời gian ở lại thêm giờ do có những công việc không làm hết trong ca trực. Tính từ phát cơm, giúp bệnh nhân ăn một phần, cho uống thuốc, thay bỉm buổi tối rồi đi tuần buổi đêm, đến bữa sáng ít nhiều mình có gặp tiếp xúc quan sát bệnh nhân đó 8-10 lần. Tất cả có ghi chép cụ thể check list và nhật ký tối và sáng. Vì thế mình không có gì ngại khi bị gọi nên hỏi chi tiết cụ thể. Mình đã làm tròn trách nhiệm của người điều dưỡng. Nên có chăng thì bệnh nhân đó không có bất thường ở ca trực của mình. Chắc chắn không thể kết luận là phát hiện và đối ứng muộn được. Trong đột quỵ có thời gian vàng cho điều trị mà thời gian này được tính từ lúc có dấu hiệu đến khi sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị cũng vì thế có thay đổi.
 
💐 Bệnh viện đã “xử lý” không hề chậm đến mức phải bị kiện. Khi gia đình tỏ ý muốn đệ đơn kiện, bệnh viện làm tờ tường trình với sự tham gia của luật sư riêng của viện. Mời gia đình và luật sư bên đó tới giải thích. Ngoài bản tường trình điều tra hỏi của các nhân viên là toàn bộ bệnh bệnh án bao gồm mọi y lệnh, đơn thuốc và ghi chép trong quá trình nhập viện điều trị. Thời điểm đó bệnh viện còn chưa dùng bệnh án điện tử nên cứ nguyên tập bệnh án là các ghi chép của bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên chăm sóc… Chắc chắn nhìn vào bệnh án cũng đủ biết sự chuyên nghiệp hay không của bệnh viện từ theo dõi dấu hiệu sinh tồn, truyền dịch, xét nghiệm và kết quả đặc biệt là mỗi mục đều có chữ ký rõ ràng. Viện mình cũng là viện như nhiều viện khác chấp nhận công khai bệnh án nếu gia đình có nguyện vọng. Nhưng nếu không có kiện tụng chắc không có bệnh nhân hay người nhà xin sao chép bệnh án cả.
 
Cuối cùng gia đình bệnh nhân cũng đã hiểu và vụ hòa giải đã thành công. Không có kiện tụng xảy ra. Mình tin chắc họ rút đơn kiện là vì cách đối ứng của viện, sự chỉnh chu, sự dễ hiểu ở ghi chép trong bệnh án điều trị. Bệnh nhân sau bất thường trong ngày đó có chỉ định cho chup CT rồi MRI chắc hẳn không thể nói là phát hiện và điều trị muộn được. Chuyện đã qua, người bệnh thì tai biến cũng đã không trở lại được như trước. Còn bệnh viện theo mình hiểu không muốn ra tòa là vì không muốn mất công sức theo vụ kiện. Khi kiện tụng cho dù thắng hay thua bệnh viện cũng sẽ mất đi rất nhiều công sức, tiền bạc. Đặc biệt thua kiện thì cũng không để lại tiếng tốt gì.
 
💐 Sai phạm trong y tế là điều không tránh khỏi nhưng người ta sẽ nhìn nhận và đánh giá cách đối ứng sau mỗi sai phạm mà thôi. Một điều nhịn, chín điều lành, nghệ thuật đối sử, nghệ thuật xin lỗi chắc sẽ càng cần truyền thông rộng rãi trong bệnh viện. Việt Nam trong quá trình phát triển, chắc chắn các ca kiện y tế sẽ ngày một tăng. Chúng ta cần bảo vệ chính mình. Ở Nhật bác sĩ và điều dưỡng thường tham gia bảo hiểm nghề nghiệp, chi phí không quá cao nhưng lỡ sai sót thì đã có bảo hiểm “gánh hộ”.
Ở Việt Nam có những vụ đòi kiện như thế này không ạ?
 
💐 Huệ đang viết một vụ đối ứng nữa và kết quả là dẫn đến kiện tụng. Hy vọng sẽ chia sẻ được tới các anh chị trong ngày mai.
Chúc Anh chị ngày cuối tuần vui vẻ. Tối nay Huệ cũng đi xả hơi. Vải thiều của Việt Nam đã đặt chân tới Nhật và chễm chệ trong siêu thị ở Nhật. Theo quy trình và kiểm duyệt của Nhật có khi lại ngon và an tâm hơi mua ở quê nhà ấy chứ. Người Việt tang và giờ khắp nơi có đồ ăn Việt. Thật là tiện lợi!
 
Tokyo 27/06/2020 Hayashi
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team