linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Linear thinking và Lateral thinking

Cái bẫy tư duy thường gặp của một người giỏi chuyên môn lên làm quản lý. Tại sao các bác sĩ luôn cảm thấy rối khi đối diện với các vấn đề quản lý?
Một tình huống quen thuộc:
- Bạn lên một kế hoạch chi tiết triển khai 83 tiêu chí, với công thức 5W+1H hẳn hỏi. Và bạn nghĩ cứ thể mọi việc sẽ chạy rù rù.
- Ba tháng sau bạn quay lại, chả ai làm gì hết (hoặc rất ít việc được triển khai), bạn rối lên, cáu lên và bắt đầu đem sếp ra dọa. Mà ít có sếp nào nghe QLCL lắm, tôi chắc với bạn. Cùng lắm họ nhắc nhở vài câu cho xong. Bạn bắt đầu cảm thấy chán nản, sao sếp không nghe mình. Phải cho mình nhiều quyền hơn để thúc đẩy người khác…
 
1. Linear thinking
Những người giỏi về chuyên môn thường xuất thân từ khoa học tự nhiên, được cài đặt sẳn cách nghĩ, để đi tìm điểm A đến điểm B chỉ có 1 và chỉ 1 đường thẳng ngắn nhất. Cứ thế mà đi. Không có gì để bàn cãi.
 
Nhưng bạn đừng quên, quản trị không phải là khoa học tự nhiên, quản trị là khoa học về con người và xã hội. Điều một nhà quản lý cần làm là tác động đến con người, một nhóm người để hoàn thành một mục tiêu công việc. Nhà quản trị không phải đang cài đặt cái máy, đặt đúng các thông số kỹ thuật, ấn power thế là cái máy tự chạy, và ngồi chờ kết quả.
 
Giống như, bạn yêu cầu con bạn: “con à, 7h ngồi vào bàn học, 8h đánh đàn, 9h vệ sinh, 9h30 lên giường ngủ”; ngay ngày mai con bạn râm rấp theo thời khóa biểu ấy, cho dù bạn không có ở nhà. Thế là bạn đã đẻ ra cái máy chứ không phải con người.
 
2. Lateral thinking
Lên kế hoạch công việc chi tiết, mới chỉ là 5% trong bước đường bạn đi đến mục tiêu. Chông gai đang chờ phía trước.
95% nỗ lực còn lại là nghĩ cách lay chuyển, nghĩ cách tác động, “sáng tạo chiêu thức”.
 
Level 1: đeo bám như đỉa (follow up). Gặp mặt là nhắc, gặp mặt là năn nỉ. Anh chị làm tới đâu rồi, có gì cần em giúp không.
Level 2: mồi màng dọn sẳn, mời anh tới nhậu (facilitate). Hỗ trợ khung sườn, form mẫu, cách làm, tài liệu tham khảo, đối chiếu, ngay cả nhân sự…việc anh làm là điền vào chổ trống giúp em.
Level 3: người ta ăn gì sao làm giỏi quá vậy mấy anh, mấy anh bên kia từ ngày làm cái đó xong khởi sắc thấy rỏ (benchmark). Dùng ngoại lực để lay chuyển lòng tự trọng, lay chuyển sức ỳ, tạo những mối đe dọa tiềm tàng, tạo những thách thức và háo hứng thể hiện hơn người khác…
 
 
Ban nên nhớ, công việc của nhà quản lý là giải quyết vấn đề. Đó là lý do mà bạn được trả lương. Ở đời, người ta không có biết quá trình bạn làm như thế nào. Người ta chỉ quan tâm đến kết quả mà bạn có được.
 
Bạn tạo được kết quả (hoàn thành mục tiêu), người ta đánh giá bạn bản lĩnh. Bạn làm không xong, mặt người ta cũng không có dòm tới. Phũ phàng lắm, nhưng cuộc sống là vậy. Nó không có chổ cho “tại, bị, lý do lý trấu…”.
 
Trong mọi trường hợp, kiểm soát được cảm xúc thì mới nghĩ được cách. Nổi cáu, chán nản, tìm cách thoát thân…gặp chuyện gì khó khó chút tìm cách bỏ chạy thì có lấy 4-5 cái bằng lận lưng vẫn không có nổi một thành tựu gì.
 
Chúc thành công
 
Trân trọng,
 
ThS. Huỳnh Bảo Tuân
Giảng viên Khoa Quản lý Công Nghiệp - ĐHBK TpHCM
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team