linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

KỲ 8: CHUYÊN ĐỀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG TẠI NHẬT

Kỳ 8: SỰ CỐ TRONG TRUYỀN MÁU - NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

 Tiếp kỳ trước về truyền máu lần này mình chia sẻ về tỷ lệ sai sót, sự cố trong truyền máu qua các báo cáo tại Nhật.

 
   -Như các chia sẻ tại nhật duy nhất JAPANESE RED CROSS SOCIETY được thu thập, kiểm tra, phân phối máu với mục tiêu đảm bảo nguồn máu an toàn nhất. Tuy nhiên dù có nguồn máu an toàn thì những sai sót tại nơi truyền máu lại thuộc phạm trù khác mà người cầm cân chính là nhân viên y tế. Người trực tiếp ra y lệnh là bác sĩ, tiến hành xét nghiệm là nhân viên xét nghiệm và khâu cuối cùng người thực hiện là điều dưỡng.
 
   -Trong báo cáo từ 2010 đến 2016 trên tổng thể thì điều dưỡng chiếm 50% trong sai sót, và hiệp hội điều dưỡng cũng đưa ra các khuyến cáo bởi lẽ điều dưỡng là người cuối cùng và trực tiếp tiếp xúc với người bệnh nên phát hiện sai sót từ bất thường của bịch máu, khó sửa chữa các sai sót. Khi có sự cố sai sót sẽ mang lại hậu quả nặng cho cả người bệnh và chính bản thân điều dưỡng. Nhật đã lập ra một quy trình và thực thi quy trình đó rất kỹ lưỡng đồng bộ được thực thi trên toàn quốc.
 
Anh chị thấy số liệu 50% sai sót là thuộc về điều dưỡng con số này này có giống với thực tế ở viện mình hay không ? Có thể sẽ có câu trả lời
 
   -Chưa có báo cáo!
 
   -Chưa có thống kê!
 
   -Chưa biết.
 
   -Một báo cáo khác cho thấy thống kê trong năm 2016 trên 770 bệnh viện có quy mô trên 300 giường thì đáng kinh ngạc là đã có kết quả 74% cơ sở không có sự cố trong truyền máu xảy ra. Đó là một điều hết sức cố gắng của tất cả nhân viên y tế và hệ thống liên quan đến truyền máu. Ngược lại nếu nhìn từ mặt tiêu cực cho thấy ¼ các cơ sở vẫn còn sai sót và vì thế cải tiến phòng chống sự cố trong truyền máu vẫn còn CỬA để phát huy. Xây dựng một hệ thống an toàn được như vậy trong lĩnh vực truyền máu chắc chắn là điều các Quốc gia khác cũng đều mong muốn.
 
Các số liệu thực tế này giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về sự cố liên quan đến truyền máu tại Nhật.
 
ĐIỀU DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG TRUYỀN MÁU.
 
Khi người bệnh có thể suy nghĩ lo lắng rằng:
 
   - Không biết truyền máu xong có xấu đi không!
   - Không biết truyền máu xong có bị viêm gan, HIV!
 
Điều dưỡng nên là người biết được sớm nhất lo lắng đó, hỗ trợ để giảm bớt lo lắng.
 
Với 3 điểm cụ thể kể ra về vai trò của điều dưỡng trong truyền máu là
 
   - Hiểu rõ lo lắng của người bệnh, hiểu rõ về các phản ứng phụ của truyền máu để hỗ trợ giải thích
 
   - Xác nhận giấy đồng thuận từ người bệnh, khi bệnh nhân còn lo lắng muốn hỏi thêm có thể hỗ trợ giải thích hoặc đánh giá đề nghị bác sĩ giải thích lại
 
   - Phát hiện bất thường có xử lý phù hợp, truyền đạt để người bệnh báo khi có bất thường sớm nhất
 
Anh chị có đồng ý với nhận định trên không?
 
Để phòng chống và thực thi an toàn trong truyền máu chúng ta cần
 
   - Hiểu về sự cố trong truyền máu để cẩn thận hơn và hiểu vì sao phải tuân thủ các quy trình đã đặt ra
 
   - Có kiến thức về máu chế phẩm máu và kiến thức về truyền máu như điều kiện bảo quản, phát hiện bất thường, truyền máu tự thân...
 
   - Nắm được quy trình và thực thi triển khai đúng quy trình từ khâu đăng ký đến xuất kho
 
   - Thực hành truyền máu và chế phẩm máu một cách an toàn.
 
   - Hiểu được tác dụng phụ, cách ứng phó phù hợp
 
   - Nhận định được các quy trình tại khoa mình “phù hợp chưa”
 
   - Quan trọng hơn cả luôn quan tâm đến sự an toàn của người bệnh coi đó là an toàn của chính bản thân.
 
HẸN DỊP SỚM NHẤT CHIA SẺ THẬT KỸ LƯỠNG với các anh chị về thực tế trong lĩnh vực này về thực tế và cải tiến tại Nhật.
 
   - Chúng ta cùng xem lại tại khoa mình trong truyền máu để nhận định
 
   - Quy trình của bệnh viện mình có chưa?
 
   - Quy trình đặt ra mọi người có hiểu tại sao không?
 
   - Quy trình đó đủ thực tế không?
 
   - Quy trình đó có nên cải tiến gì không?
 
   - Quy trình nào viện mình chưa có?
 
   - Quy trình nào nhân viên không tuân thủ?
 
Bằng việc hỏi WHY nhiều lần như thế chắc chắn mọi thứ sẽ được cải tiến thêm 1 bước, nấc an toàn được nâng cao dần.
 
Tokyo những ngày cuối mùa hoa Anh Đào
 
09/04/2021
Hayashi Huệ
 
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team