linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Tổng kết Hội thảo 28.2: Tư duy tích cực cho NVYT

Hội thảo vào tháng 2 của CLB chúng ta, về chủ đề "Tư duy tích cực cho nhân viên y tế" đã diễn ra sáng 28.2.2016 tại Trung Tâm Mắt Hải Yến. Và một số chia sẻ của các anh chị sau khi tham gia buổi Hội thảo.
Vẫn là không khí ấm áp, chân tình, chia sẻ, kết nối với nhau, kết nối chuyên gia với cộng đồng y tế. Vẫn là sự chuẩn bị rất chu đáo của các đồng nghiệp tại Trung Tâm Mắt Hải Yến từ đầu đến cuối buổi workshop. Vẫn là các chuyên gia tâm huyết với ngành y tế, cách tiếp cận khoa học, dày dạn kinh nghiệm thực tiễn và phong cách trình bày rất thuyết phục. Vẫn là các đồng nghiệp nòng cốt, tâm huyết với Quản Lý Chất Lượng - An Toàn Người Bệnh, tham gia để học hỏi cho mình và tìm mọi cơ hội chia sẻ cho các đồng nghiệp tại cơ sở của mình khi quay lại cộng việc.
 
Tất cả đã làm nên một buổi workshop "thân mật" thành công tốt đẹp: Đại biểu ở lại đến gần 1 giờ chiều, tiếp tục trao đổi với báo cáo viên, những chia sẻ chân tình cuối buổi hội thảo và chúng tôi đã cùng thống nhất những nội dung này nên tiếp tục nhân rộng, lan toả ra cho cộng đồng y tế.
 
Tổng hợp chương trình workshop:
- 8:30 Khai mạc workshop, Chị Hải Yến ( Hai Yen) có những chia sẻ của riêng Chị về chủ đề của buổi workshop. Chị nói rất thuyết phục: cùng là một nửa ly nước, có người sẽ nghĩ và nói "ly nước đầy được một nửa", ngược lại có người sẽ nghĩ và nói "ly nước vơi đi một nữa" !! Vậy có cách nghĩ tích cực hay tiêu cực trên cùng một vấn đề, một hiện tượng tác động rất nhiều lên cuộc sống, lên những phản ứng, những quyết định của chúng ta. Vế nếu có một cách thức để nó tốt hơn, tích cực hơn thì chắc chắn vừa được cho bản thân mình, vừa tốt cho công việc và cho cả bạn bè đồng nghiệp xung quang..!! Ko phải là nguyên văn, nhưng Tôi "cảm" được như thế. Các bạn tham dự hội thảo tiếp tục bổ sung nhé.
- 8:45 - 10: 30 am, bài chia sẻ của Anh Tuân với cách tiếp cận từ khoa học của não bộ, những kiến thức rất mới và hoàn toàn thuyết phục đã đem đến một sự tin tưởng, một sự đón nhận và chấp nhận câu chuyện về "tư duy tích cực" là rất cần thiết cho người nhân viên y tế. Slide của Anh sẽ được chia sẻ đến CLB sớm nhất. 
- 10:30 - 12:30 bài chia sẻ của Bs Nguyễn Thị Kim Hưng với những số liệu khoa học và những dẫn dắt và những bài thực hành ngắn tại buổi workshop để giúp chúng ta hiểu hơn và hướng đến tiếp tục tìm hiểu tiếp cận các khoá huấn luyện chuyên sâu hơn ở Trung tâm Inerspace, một tổ chức quốc tế với tiêu chí 3 không " Không chính trị - Không tôn giáo - Không kinh doanh ". Đã có nhiều đồng nghiệp kết nối với Cô và sẽ đến trung tâm Inerspace để trải nghiệm, có bạn đến vào thứ 7 tuần tới luôn, thật vui !!
 
Tôi cố gắng tổng kết những điểm chính yếu nhất của buổi workshop sáng nay để chia sẻ với CLB. Những nội dung góp nhặt được, học hỏi được cho riêng Tôi thì Tôi sẽ cố gắng chia sẻ trong chuyên mục HỌC MỖI NGÀY, mong rằng sẽ hữu ích cho các đồng nghiệp.
 
Link đến web site của tổ chức >>Innerspace<<
 
 
Chia sẻ thêm:
 
Riêng tôi, đã học được ở workshop 28.2.2016: khi nhìn hình minh hoạ ly nước trong slide của Anh Tuan Huynh (trong slide) Mỗi vấn đề đều có ít nhất 2 cách nhìn nhận nhỉ. Ly nước đầy một nửa hoặc ly nước đã vơi đi một nửa.
 
Nhìn lại thực tiễn của chúng ta trong công việc hàng ngày: 
- Có đồng nghiệp nghĩ Quản Lý Chất Lượng - An Toàn Người Bệnh là phiền phức, là thêm việc, là không đem lại hiệu quả gì chỉ thêm rắc rối..( có thể bây giờ đang là số đông) bạn thì nghĩ QLCL - ATNB đem lại cơ hội cải tiến, tốt hơn, giúp mình an toàn hơn, hãy chung tay làm!! Đây là một điều bình thường như cách nhìn nhận ly nước trên kia!?
 
Thế bạn có những phản ứng tiêu cực không !? Bạn giận, bất mãn, bức xúc, không làm nữa, đi đầu quân nơi khác vv..!? Hay bạn có những suy nghĩ khác: cơ hội cho mình để tìm cái cải tiến nào nhỏ thôi cũng được, chứng minh cho đồng nghiệp mình thấy điều giống mình !! Mình chắc là bụt nhà nói không thiêng, đi tìm người khác về nói giúp hoặc cách cho đồng nghiệp mình qua những nơi đã làm được để xem thực tế v.v.. !?
 
Trước khi bạn "phán xét" đồng nghiệp mình về vấn đề này, Tôi mong bạn biết thêm một chút thông tin: Khoa học cũng đã tìm ra " Não của chúng ta hướng đến những suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn. Và những trải nghiệm tiêu cực lưu giữ trong ký ức cao gấp 3 lần trải nghiệm tích cực" (Hình minh hoạ thứ 2, cũng trong bài nói của Anh Tuân)
 
Và Tôi không nói đến việc bạn đúng hay sai, nhưng sau workshop Tôi học được điều này :
- Lúc bạn trong trạng thái tiêu cực, bất mãn: IQ của bạn giảm xuống rất nhiều, có thể còn tầm 50-60 thôi ( xếp vào mức..ngu ngốc)
- Lúc bạn trong trạng thái tích cực: IQ của bạn có thể tăng lên đến hơn 140 ( xếp vào mức thiên tài), và khi đó có thể bạn nhìn ra cơ hội, ra cách giải quyết hiệu quả - hợp lý nhất!
 
Linh Phan
  
======================================================================
 
Chia sẻ của bạn Hồng Vân - Bệnh viện 175
 
Hồng Vân: Buổi hội thảo này giúp cho em thấy được điều quan trọng là cách mình nhìn vấn đề từ góc độ nào, đó là suy nghĩ tích cực hay tiêu cực. Nghĩ tiêu cực sẽ không thể có được sự sáng tạo. Nghĩ tích cực sẽ có thể nảy sinh ra những cách giải quyết đột phá. Chính vì vậy bản thân em nên trang bị cho mình một bản lĩnh để đối mặt với các vấn đề 1 cách tích cực nhất. Quan trọng là mình tìm thấy những cách giải quyết phù hợp nhất với tình huống chứ không phải cách tốt nhất. Chính mình quyết định và chịu trách nhiệm với bản thân chứ không phải ai khác. Hôm nay, em đã mở rộng hơn về khái niệm sức khỏe tinh thần và tâm linh.
 
Và phải yêu quý bản thân hơn nữa, biết chọn lựa món ăn phù hợp để nuôi dưỡng một tâm hồn khỏe mạnh.
 
Hồng Vân
 
=======================================================================
 
Chia sẻ của Anh Nguyễn Phương Nam, Khoa Quản trị - Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM
 
Trước hết, cảm ơn anh Thành đẹp trai đã giới thiệu tôi đến với buổi hội thảo "Tư duy tích cực" được tổ chức tại trung tâm Mắt Hải Yến vào buổi sáng nay từ 08h00 đến 12h45
 
Quả thật, qua hai bài trình bày của 02 diễn giả hàng đầu về tư duy tích cực hiện nay, tôi nghiệm lại những gì đã xảy ra trong thực tế, nó đúng với những gì gọi là tư duy tích cực
 
Theo ngôn ngữ NLP, vợ tôi thuộc dạng người hình ảnh, nghĩa là cô ấy luôn muốn mọi thứ trong nhà phải luôn sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, mỗi lần về nhà thấy tôi bày bừa, cô ấy nhăn mặt, tỏ vẻ không hài lòng và thường bắt tôi dọn tới dọn lui
Ngày hôm qua, trước khi dự hội thảo 01 ngày, tôi có mời anh Khánh (chồng của thủ quỹ trong Viện - nơi tôi làm việc tại ĐH Kinh Tế) đến nhà chơi. Trước khi ra về, anh Khánh lấy máy chụp hình ra và chụp lại phòng trọ nơi hai vợ chồng tôi thuê để ở. Vừa chụp hình, anh Khánh khen hai vợ chồng tôi ăn ở gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ, anh Khánh nói chụp hình lại để về khoe với vợ rằng vợ chồng Phương Nam ăn ở gọn gàng ngăn nắp
 
Tôi đứng kế bên mà lòng trộm nghĩ: thằng cha Khánh này bị điên, cái phòng đúng là sạch sẽ thiệt nhưng có ngăn nắp gì đâu, vẫn còn đó một số đồ đạc vứt lung tung. Nhưng trong bụng tôi cũng cảm thấy vui vui, vì điều đó chứng tỏ một điều rằng vợ tôi gọn gàng ngăn nắp hơn thủ quỹ. Lúc tiễn anh Khánh về nhà xong, tôi vội vàng quay trở về phòng để sắp xếp gọn gàng ngăn nắp căn phòng của mình lại, tôi làm một cách tự nhiên như hơi thở, và làm một cách nồng nhiệt, khác hẳn với những điều mà trước đây vợ tôi kêu tôi làm
 
Thế đấy các Anh/Chị và các bạn ạ, chỉ cần một lời động viên, khen thưởng của một người mà ta có thể vui vẻ làm việc thay vì một lời kêu gọi, kêu gọi hay ra lệnh
Đó chính là tư duy tích cực mà tất cả các cán bộ và nhân viên quản lý bệnh viện chúng ta nên áp dụng trong lĩnh vực y tế để đem lại sự hài lòng bền vững cho bệnh nhân
 
Xin một lần nữa, cảm ơn buổi hội thảo, đã giúp tôi sáng mắt ra rất nhiều về những thực tế mà mình đã trải qua, những gì mình làm như một tiềm thức mà không biết đó chính là kết quả của một tư duy tích cực
 
Xin cảm ơn hai diễn giả, cảm ơn rất nhiều
 
Nguyễn Phương Nam.
Khoa Quản trị - Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM
 
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team