Ngày nay, xu hướng cá thể hóa điều trị đã mang lại cho bệnh nhân nhiều giá trị tích cực rõ rệt, đồng thời đây trở thành thử thách không nhỏ đối với anh em ngành y chúng ta. Khi chúng ta đặt bệnh nhân vào tâm vòng tròn chăm sóc sức khỏe, phác đồ điều trị là chưa đủ cho một tiếp cận lâm sàng toàn diện, đó chỉ là viên gạch nền móng cho những can thiệp mang tính cá thể hơn trong từng trường hợp. Mỗi bệnh nhân đến với chúng ta là mỗi bài toán mới với nhiều tham số khác nhau, từ yếu tố chuyên môn như bệnh nền, dinh dưỡng, khả năng hấp thu và chuyển hóa từng loại thuốc,.. đến các vấn đề xã hội về tâm lý, hoàn cảnh, kinh tế,... Tất cả đều là các yếu tố ảnh hưởng to lớn đến khả năng chẩn đoán, điều trị hiệu quả, giúp tiếp cận bệnh nhân một cách toàn diện. Ngoài ra, trong các buổi giao ban khoa/bệnh viện, chúng ta thường xuyên gặp phải những ca lâm sàng đặc biệt, được yêu cầu thảo luận và phân tích nhằm tìm hướng giải quyết phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Trong hoàn cảnh như vậy, một câu hỏi lớn được đặt ra cho anh em nhân viên y tế: PHẢI LÀM THẾ NÀO?
🔓 Theo 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y Tế ban hành, các hoạt động chuyên môn về nghiên cứu khoa học cần được tổ chức nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, làm sao để lựa chọn được bài báo phù hợp nhất với mục đích tìm kiếm khi mỗi “keyword” mà chúng ta gõ vào ô tìm kiếm sẽ xuất hiện hàng ngàn bài viết khoa học, công trình nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành,..?
Khả năng tìm kiếm, đọc hiểu và phản biện chất lượng nội dung bài báo khoa học trở thành kỹ năng vô cùng quan trọng, là phương tiện cho anh em ngành y không những giải đáp được các thắc mắc của bản thân, cá thể hóa điều trị cho bệnh nhân mà còn kịp thời tiếp cận với các kiến thức mới trên thế giới.
📌 Đây sẽ là dịp để những bác sĩ, dược sĩ, thầy giáo, nhà bình duyệt,.. Chia sẻ những câu chuyện kinh nghiệm về các kiến thức, kỹ năng cần thiết để bình y văn sao cho hiệu quả.
Để có góc nhìn khách quan từ nhiều phía, CHIR - Trung Tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Y Tế tổ chức buổi toạ đàm (hội thảo online) với sự tham gia của của 6 khách mời thật sự tâm huyết và có kinh nghiệm thực tiễn với hoạt động Bình y văn:
1. TS. Thái Thanh Trúc – Phó trưởng bộ môn thống kê Y học và Tin học, Đại học Y Dược Tp.HCM
** 21 công bố quốc tế
2. TS. Trần Nguyễn Hải - Nghiên cứu viên - Giảng viên Đại học Duy Tân
** Thành viên Ban Biên tập của 14 tạp chí quốc tế
** Tham gia phản biện cho 57 tạp chí trên 16 NXB lớn
3. TS.DS. Phạm Đức Hùng - Chuyên gia về thuốc trị bệnh liên quan rối loạn miễn dịch và di truyền,
bệnh viện Nhi Cincinnati, OH, Mỹ
** Chuyên gia phản biện cho nhiều tạp chí khoa học quốc tế và Việt Nam
4. Ths.BS.CK1 Dương Minh Ngọc
** Cán bộ giảng Bộ môn Nội - Phân môn Hô Hấp - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
5. DS. Phạm Trần Thu Trang
** Dược sĩ lâm sàng - registered pharmacist RPh, Ontario, Canada
** Tác giả sách Cẩm nang thực hành Y học chứng cứ
6. DS. Phan Quang Khải - PharmD candidate - Sinh viên chương trình Tiến sĩ Dược khoa tại Nova Southeastern University
** Xây dựng và điều hành khoá học Thông tin thuốc đầu tiên tại Việt Nam
** Tác giả sách Cẩm nang thực hành Y học chứng cứ
7. BS Vương Thành Huấn
** Điều phối viên NCKH - Trung Tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Y Tế ( CHIR )
Bên cạnh đó, để nắm bắt thêm tâm tư và nguyện vọng của các đồng nghiệp trong nhóm, CHIR xin mời các anh chị em cùng chia sẻ dưới phần comment những suy nghĩ, mong muốn của mình khi nghe về chủ đề “Bình y văn” với một số gợi ý (nhưng không giới hạn) sau:
- Theo anh chị, "Bình y văn" là chúng ta phải làm gì?
- "Bình y văn" là công việc của ai?
- Anh chị đã từng phải “Bình y văn” bao giờ chưa?
- Anh chị gặp những khó khăn gì trong việc “Bình y văn”?
- Những khó khăn gì anh chị đã gặp phải trên lâm sàng khi do “Bình y văn” không hiệu quả?
BS. Vương Thành Huấn