linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

NGUỒN TRA CỨU INTERNET : TỐI ƯU SỬ DỤNG và CẬP NHẬT LIÊN TỤC

Đây là số toạ đàm trực tuyến thứ 2 của chuỗi toạ đàm: THỰC HÀNH Y HỌC CHỨNG CỨ & KỸ NĂNG TRA CỨU HIỆU QUẢ sẽ triển khai định kỳ hàng tháng đến Anh Em đông nghiệp y tế cả nước.
[[ Link xem lại toạ đàm số 1: https://fb.watch/3-eJhoi34s/ ]] 
 
Chắc chắn là nhân viên y tế (NVYT) ai cũng từng có lúc gặp tình huống “BN hỏi, BS không biết”, đồng nghiệp đề cập một thông tin mà mình ớ ra vì chưa kịp cập nhật. Điều này hoàn toàn bình thường, ngay cả với những NVYT chăm chỉ cập nhật nhất, bởi kiến thức y khoa vừa bao la lại thay đổi từng ngày từng giờ. Nhiều cập nhật “mới” trong guideline thực ra đã rộ lên suốt nhiều năm trước, những ai thường xuyên theo dõi chuyển động qua các nghiên cứu lâm sàng, tin tức tạp chí, tham gia thảo luận mổ xẻ trên các diễn đàn, hội thảo chuyên ngành... sẽ chẳng hề xa lạ.
 
Thử lướt qua vài câu hỏi nhé: 
 
- Hiện nay, quan điểm/các hướng dẫn mới trong điều trị sốt ở trẻ em đã không còn mốc thần chú “trên 38.5 độ thì cho uống hạ sốt” như thói quen của rất nhiều NVYT hiện nay? Bạn đã cập nhật chưa?
 
- BS có biết Norvasc (amlodipine) nay đã chống chỉ định trên BN suy tim sau nhồi máu cơ tim? - Sao cơ? Ở đâu? Hướng dẫn dùng thuốc tôi đang xem làm gì có??
 
- Có báo đăng tin vaccine covid mới làm nhiễu kết quả chụp nhũ ảnh, BS nhận định thế nào? 
 
- Ondasentron vẫn dùng được trong thai kỳ lâu nay! - Ồ không đâu, bộ Y Tế Canada mới cập nhật hồi 11/2020 cảnh báo nguy cơ biến dạng hàm mặt/hở hàm ếch ở thai nhi khi mẹ dùng thuốc giai đoạn sớm kìa!
 
Anh Em sẽ lên Internet tìm kiếm câu trả lời !? 
 
Vậy làm sao để TRA CỨU THÔNG TIN TRÊN INTERNET HIỆU QUẢ là một nhu cầu rất lớn của Anh Em: 
 
- Làm sao để chỉ cần 15’ mỗi ngày vẫn đủ điểm qua những tin tức mới quan trọng? Không cần “lặn ngụp” hàng giờ trong ma trận nguồn tin tức?
 
- Tìm ở đâu các nguồn CME chất lượng cao miễn phí? Các công cụ, website, app hữu ích?
 
- Làm sao xây dựng một network mạnh với các chuyên gia trong và ngoài nước?
 
- Chưa bao giờ Google lại dễ dàng đến vậy. Nhưng làm gì, khi có lúc Google cả buổi vẫn không tìm được câu trả lời thoả đáng? 
 
- Khi ai cũng biết Google, BS Google có “giỏi” hơn BN? 
- Ngoài Google, còn có những công cụ tìm kiếm nào khác?
 
Bạn đã đọc chương 2 của sách THỰC HÀNH Y HỌC CHỨNG CỨ chưa !? Có câu trả lời trong đó chăng !? 
Hãy sắp xếp thời gian tham gia buổi toạ đàm trực tuyến do chính nhóm tác giả sách chia sẻ và giao lưu - trả lời các câu hỏi của Anh Em nhé. Nhóm tác giả là những đồng nghiệp vừa từng có thời gian học tập và làm việc ở VN, vừa có có hội học tập ở nước ngoài và hiện đang sinh sống và hành nghề Dược ở Mỹ - Canada đã rất thành công trong số hội thảo đầu tiên đó ạ: 
 
1. Phạm Trần Thu Trang, RPh (Ontario, Canada)
2. Phạm Phương Hạnh,  RPh, MSc (Ontario, Canada)
3. Phan Quang Khải, BSPharm, PharmD Candidate 2021 (USA) 
 
Điều phối chương trình toạ đàm: Bs. Phan Thị Ngọc Linh - CEO Trung Tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Y Tế ( CHIR )
Thời gian: tối THỨ BẢY ngày 20.3.2021 - từ 19:00 - 20:30 
 
Chương trình được Livestream trên Fanpage CHIR - Diễn đàn CLB Quản Lý Chất Lượng - An Toàn Người Bệnh và Fanpage Thông tin Thuốc 
 
“ĐỒNG HÀNH CÙNG CHIR CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC BỆNH VIỆN VIỆT NAM” - chúng ta sẽ bắt đầu từ những việc thiết thực nhất và thật kiên trì - bền bỉ. Góp gió sẽ thành bão. We can !! 
 
#hoithao_CHIR_2021
#caitienchatluongdieutri_CHIR
#yhocthucchung_CHIR
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team