linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí B3.3

B3.3 Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được quan tâm và cải thiện
Nhân viên y tế là những người có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, người dân. Tuy nhiên sức khỏe của đội ngũ nhân viên y tế bị ảnh hưởng nhiều bởi các nguy cơ, phơi nhiễm, các căng thẳng và áp lực của công việc.
 
Nội dung thực hiện của tiêu chí xoay quanh các vấn đề trọng tâm như sau:
Quản lý và đảm bảo sức khỏe cho Nhân viên Y tế:
 
Tiểu mục 3. 
Nhân viên y tế làm việc tại môi trường có yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp như lao, HIV/AIDS, viêm gan B… được xét nghiệm cận lâm sàng trước khi bố trí công việc để theo dõi tình trạng sức khỏe và phơi nhiễm nghề nghiệp.
 
Trên thực tế đây là tiêu chí bắt buộc và đã được đại đa số bệnh viện tiến hành. Tuy nhiên, Phòng Tổ chức Cán bộ/ Quản lý nhân sự cần lưu ý: Một số hồ sơ khi nộp vào bệnh viện để tiếp nhận các công việc mà có ý tố nguy cơ cao vẫn chưa đảm bảo thể hiện đã được xét nghiệm cần lâm sàng để theo dõi tình trạng sức khỏe và phơi nhiễm nghề nghiệp. Những trường hợp này do hồ sơ tuyển dụng chưa yêu cầu/kiểm soát việc nộp phiếu khám sức khỏe theo tiêu chí của bệnh viện đảm bảo thể hiện các Cận lâm sàng tầm soát (Lao, HIV, Viêm gan B…). Thực tế, nếu yêu cầu bắt buộc phiếu khám sức khỏe trong hồ sơ xin việc hiện nay theo đúng mẫu thông tư 14 về Hướng dẫn khám sức khỏe của Bộ Y tế thì đã đảm bảo 1 số cận lâm sàng. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhiễm đặc thù như Lao, HIV… thì bệnh viện cần đưa ra nội dung yêu cầu trong hồ sơ tuyển dụng cần nộp những cận lâm sàng tầm soát nêu trên.
 
Tiểu mục 4. 
Bệnh viện có tiến hành khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho các đối tượng nhân viên y tế có nguy cơ cao như trong một số chuyên khoa có phơi nhiễm bệnh lây truyền, phơi nhiễm hóa chất, phóng xạ…
Tiểu mục 6.Bệnh viện có tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho toàn bộ nhân viên bệnh viện và khám bệnh nghề nghiệp cho các nhân viên y tế.
 
Đối với 2 tiểu mục số 4 và 6 thì mỗi bệnh viện cần có kế hoạch tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên của bệnh viện. Ngoài ra, bệnh viện cần tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế đặc biệt chú trọng những nhân viên đang làm trong môi trường có nguy cơ cao nhiều độc hại: Nhân viên khoa chẩn đoán hình ảnh, Khoa Xét nghiệm, Khoa nhiễm, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa xạ trị/hóa trị….
 
Tiểu mục 7. 
Bệnh viện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho nhân viên y tế.
Phòng Tổ chức cán bộ/Quản lý nhân sự của bệnh viện cần cử người phụ trách việc quản lý hồ sơ sức khỏe cho nhân viên y tế. Đặc biệt là thu thập và đảm bảo các giấy tờ hồ sơ sức khỏe khi tuyển dụng và trong suốt quá trình công tác. Hồ sơ khám sức khỏe hàng năm và khám bệnh nghề nghiệp.
 
Tiểu mục 11.
Bệnh viện quản lý và theo dõi hồ sơ sức khỏe của toàn bộ nhân viên bệnh viện theo thời gian.
Tương tự tiểu mục 7, toàn bộ hồ sơ sức khỏe của nhân viên y tế được quản lý và theo dõi liên tục trong suốt quá trình công tác của nhân viên y tế đó tại bệnh viện.
 
Tiểu mục 12.
Hồ sơ sức khỏe của toàn bộ nhân viên bệnh viện được quản lý bằng công nghệ thông tin.
Hiện tại một số bệnh viện còn áp dụng quản lý hồ sơ sức khỏe giấy. Tuy nhiên, theo yêu cầu của tiểu mục bệnh viên cần đưa hồ sơ sức khỏe của toàn bộ nhân viên y tế lên quản lý bằng công nghệ thông tin. Phương pháp đơn giản nhất mà nhiều bệnh viện áp dụng hiện nay đó là chuyển file hồ sơ sức khỏe lên máy tính để quản lý, cụ thể quản lý bằng dữ liệu file word hoặc Excel.
 
Tiểu mục 16.
Hàng năm có báo cáo về tình trạng sức khỏe nhân viên, phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe của nhân viên có chiết xuất ra được các biểu đồ, diễn biến tình trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật của nhân viên.
Để đảm bảo thực hiện tiêu mục này bệnh viện cần hoàn thành tiểu mục 12. Từ đó có thể trích xuất dữ liệu và báo cáo kết quả từ dữ liệu file Excel.
 
Tiểu mục 17.
Kết quả phân tích có đưa ra được các cảnh báo nguy cơ bệnh tật cho các đối tượng nhân viên dựa vào phân tích hồ sơ sức khỏe.
Phân tích kết quả về tình trạng sức khỏe. Dựa trên kết luận về lâm sàng và kết quả cận lâm sàng đưa ra các nguy cơ cảnh báo bệnh tật cho nhân viên y tế. Ví dụ: Nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (Điếc, vô sinh…), Nguy cơ mắc cá rối loạn chuyển hóa dựa vào kết quả cận lâm sàng….
 
Tiểu mục 18.
Áp dụng kết quả phân tích vào can thiệp nâng cao tình trạng sức khỏe cho nhân viên bệnh viện.
Từ kết quả phân tích bệnh viện lên phương án, kế hoạch hành động như theo dõi và đề nghị thăm khám sức khỏe định kỳ đối với những nhân viên y tế có kết quả phân tích hồ sơ sức khỏe ở nhóm đang mắc bệnh/nguy cơ cao.
 
B3.3 Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được quan tâm và cải thiện (Tiếp theo)
Nhân viên y tế là những người có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, người dân. Tuy nhiên sức khỏe của đội ngũ nhân viên y tế bị ảnh hưởng nhiều bởi các nguy cơ, phơi nhiễm, các căng thẳng và áp lực của công việc.
 
Nội dung thực hiện của tiêu chí xoay quanh các vấn đề trọng tâm như sau:
 
A. Quản lý và đảm bảo sức khỏe cho Nhân viên Y tế
Ví dụ một báo cáo quản lý và cải thiện sức khỏe cho nhân viên y tế của Ths Hà Văn Hoàng (TTYT DP Thừa Thiên Huế).
“Cán bộ, nhân viên y tế phải trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân và trực tiếp tham gia xử lý các vụ dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt chú ý là các bệnh lây nhiễm theo đường máu nguy hiểm như HIV/AIDS, viêm gan virus các loại... Ngoài ra nhân viên y tế còn bị phơi nhiễm với rất nhiều loại hóa chất, phóng xạ trong bệnh viện cũng như trong các đơn vị chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân viên y tế chưa được quan tâm đúng mức. Năm 2010, Thừa Thiên Huế đã tích cực triển khai mô hình chăm sóc nâng cao sức khỏe cho cán bộ y tế và đạt được kết quả đáng khích lệ.
 
Mục tiêu của mô hình
- Đánh giá những yếu tố nguy cơ nghề nghiệp lây nhiễm các bệnh qua đường máu như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B tại 6 bệnh viện đã chọn tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nâng cao thái độ nhận thức và thực hành cho nhân viên y tế nhằm phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường máu tại nơi làm việc.
- Áp dụng các giải pháp thích hợp nhằm phòng tránh vật sắc nhọn và bệnh viêm gan B nghề nghiệp cho nhân viên y tế.
 
Thực trạng trước can thiệp
Qua các đợt kiểm tra, giám sát tại 6 bệnh viện cho thấy, những yếu tố tác hại trong từng khoa phòng chủ yếu là các yếu tố vật lý (bức xạ ion hóa, ánh sáng, tiếng ồn, rung...); yếu tố hóa học; yếu tố lây nhiễm (máu, dịch, chất thải người bệnh...).
 
Các nguồn có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B cũng như các bệnh lây truyền qua đường máu tại các bệnh viện tương đối cao, tuy nhiên các bệnh viện đều có các biện pháp khống chế.
 
Kết quả khám sức khoẻ và bệnh tật cho nhân viên y tế tại 6 bệnh viện cho thấy sức khoẻ chủ yếu loại 2 (42,2%) và 3 (31,5%), các bệnh về răng hàm mặt và nội khoa chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ nhiễm HBsAg là 8,9% cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh và Cs (6.9%), nhưng thấp hơn tỷ lệ của tác giả Viên Chinh 
Chiến khi nghiên cứu cho nhân viên y tế của các bệnh viện tỉnh miền Trung (13.3 %), tương đương với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Phong Điền năm 2009 (9%).
 
Triển khai giám sát môi trường làm việc tại các khoa phòng về các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp như vi khí hậu, tiếng ồn, vi sinh vật, bức xạ tia X, ánh sáng...
 
Giải pháp can thiệp
- Triển khai tiêm phòng vaccin viêm gan B cho nhân viên y tế (NVYT) có nguy cơ cao tại 2 huyện.
- Cung cấp hộp chứa bơm kim tiêm: 500 hộp/huyện x 6 huyện;
- Cải thiện quy trình làm việc, tổ chức lại nơi làm việc để phòng ngừa tai nạn thương tích: 06 huyện, tại các khoa phòng đều có các loại mẫu biên bản, quy trình báo cáo khi có sự cố tai nạn thương tích xảy ra;
- Kiện toàn hệ thống quản lý an toàn VSLĐ theo Quyết định 3079 của Bộ Y tế.
- Hỗ trợ giám sát môi trường lao động: 06 huyện.
 
Kết quả
- NVYT được nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- 100% NVYT được chăm sóc sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Môi trường làm việc và các nguy cơ được điều tra và đánh giá.
- Các hồ sơ về an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp, hồ sơ khám quản lý sức khoẻ, tai nạn thương tích của NVYT được lập và cập nhật.
- Bảng giám sát công tác ATVSLĐ được lập và báo cáo hàng tháng.
- Báo cáo kết quả giám sát hàng tháng tại bệnh viện.”
 
B. Nâng cao sức khỏe của Nhân viên Y tế về thể chất và tinh thần:
9. Bệnh viện tổ chức các hình thức nghỉ dưỡng/tham quan tập thể cho nhân viên thường xuyên hàng năm.
=> Bệnh viện kết hợp nhân dịp nghỉ các ngày Lễ Tết trong năm để tổ chức cho nhân viên y tế tham gia các chương trình nghỉ dưỡng/Tham quan thắng cảnh hoặc một số bệnh viện chọn xây dựng chương trình dã ngoại kết hợp Teambuilding. Tuy nhiên, cần chú ý điểm quan trọng đó chính là đặc thù của bệnh viện thì không thể nào toàn bộ nhân viên y tế đồng loạt nghỉ để tham gia một hoạt động nghỉ dưỡng/tham quan. Do đó, cần có biện pháp để đảm bảo các nhân viên y tế được tham gia đó chính là: Chia thành 2 hoặc nhiều đợt tham quan để nhân viên y tế luân phiên thay trực và tham gia; Hoặc chọn địa điểm gần dễ di chuyển, ít tốn thời gian….
 
13. Có các hình thức, phương tiện nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho nguồn nhân lực y tế bệnh viện như sân tập và dụng cụ thể thao.
=> Đối với một số bệnh viện có khuôn viên hoặc tòa nhà lớn có thể bố trí sân cầu long/bóng chuyền, Ngoài ra một số bệnh viện còn bố trí phòng tập với các máy chạy bộ hoặc thiết bị Gym. Tuy nhiên đại đa số bệnh viện khó trang bị nêu trên vì vậy bệnh viện có thể chọn hình thức ký kết hoặc liên kết với các sân tập/địa điểm tập thể dục thể thao để tạo điều kiện cho nhân viên y tế tham gia.
 
14. Có xây dựng các hoạt động/phong trào thể thao và văn hóa văn nghệ, giải trí, động viên tinh thần cho nhân viên y tế.
=> Tổ chức các chương trình hội thao, chạy việt dã, giao lưu văn hóa văn nghệ ca múa nhạc… nhân dịp các ngày Lễ trong năm. Đặc biệt, cố gắng duy trì một số chương trình được tổ chức định kỳ thường niên để nâng cao thành phong trào trong toàn thể nhân viên.
 
19. Phong trào thể thao và văn hóa văn nghệ, giải trí… hoạt động tích cực thường xuyên.
=> Số lượng hoạt động và tần số tổ chức các hoạt động.
 
20. Bệnh viện có các khu thể thao và giải trí lành mạnh dành cho nhân viên bệnh viện (nằm trong khuôn viên hoặc ngoài bệnh viện).
=> Xem thêm tiểu mục 13. Bệnh viện có thể ký kết hợp đồng với các khu tập, sân thể dục thể thao để tạo điều kiện cho nhân viên bệnh viện tham gia nếu bệnh viện chưa đủ điều kiện bố trí phòng tập/sân tập trong bệnh viện
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team