linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí C3.1

C3.1 Quản lý tốt cơ sở dữ liệu và thông tin y tế
- Thông tin bệnh viện là cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc điều trị cho người bệnh.
- Thông tin bệnh viện là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động, quản lý bệnh viện và giám sát ở cấp độ bệnh viện và cơ quan quản lý y tế.
- Dữ liệu, số liệu và thông tin bệnh viện là nền tảng của đo lường chất lượng và cải tiến chất lượng.
 
4.Có cán bộ chuyên trách quản lý thông tin bệnh viện.
=> Đối với đa số bệnh viện có phòng Công Nghệ thông tin (IT) thì việc phụ trách quản lý thông tin  bệnh viện sẽ do phòng này phụ trách. Tuy nhiên, những bệnh viện chưa thành lập phòng CNTT thì cần có quyết định phân công cán bộ chuyên trách phụ trách quản lý thông tin bệnh viện.
 
5.Có hệ thống biểu mẫu chuẩn hóa và thống nhất toàn bộ bệnh viện dựa trên hệ thống biểu mẫu ghi chép, hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế.
=> Hệ thống biểu mẫu chuẩn hóa của bệnh viện được xây dựng dựa trên biểu mẫu ghi chép, hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế. Các biểu mẫu được điều chỉnh (thêm tiêu ngữ tên Bệnh viện, lo go…) và thống nhất đồng bộ trong toàn bệnh viện sử dụng chung một biểu mẫu.
 
Truy cập 2 đường link bên dưới để tiến hành download các biểu mẫu cần thiết và đọc các quy định về xây dựng biểu mẫu, ban hành biểu mẫu ghi chép, hồ sơ bệnh án trong bệnh viện.
 
 
6.Báo cáo cho các cơ quan quản lý đầy đủ các số liệu theo quy định.
Việc báo cáo các số liệu cho các cơ quan quản lý là hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngành. Do vậy, tùy vào cấp độ quản lý và yêu cầu mà bệnh viện cần báo cáo đầy đủ định kỳ hoặc khẩn đối với những số liệu theo quy định của cơ quan quản lý. Thông thường việc báo cáo số liệu này sẽ do bộ phận kế hoạch tổng hợp tiến hành báo cáo các số liệu như: hoạt động chuyên môn, tình hình khám chữa bệnh tại cơ sở, tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm, tình hình tai nạn thương tích. Ngoài ra, các số liệu khác như quản lý dược,quản lý tài chính, quản lý nhân sự… cũng cần được theo dõi và báo cáo thường xuyên đúng theo quy định. Bên cạnh các báo cáo gửi đi thì cũng cần có bản lưu trữ để tiến hành theo dõi, đối chiếu, kiểm chứng trong những trường hợp cần thiết.
 
7.Có các hệ thống quản lý bệnh viện trên sổ sách: quản lý người bệnh, quản lý cận lâm sàng, quản lý dược, quản lý vật tư tiêu hao, quản lý viện phí và thanh toán bảo hiểm y tế; quản lý hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị y tế.
=> Hệ thống quản lý này được thể hiện qua việc ghi chép, lưu trữ các hoạt động của bệnh viện như: sổ theo dõi tình hình bệnh nhân nhập viện tại khoa X (quản lý người bệnh); sổ theo dõi các xét nghiệm sinh hóa (quản lý cận lâm sàng); sổ theo dõi xuất nhập tồn các loại thuốc (quản lý dược); sổ theo dõi kim tiêm, gòn gạc (quản lý vật tư tiêu hao); sổ kê khai danh sách chi thu bảo hiểm y tế (quản lý và thanh toán bảo hiểm y tế); sổ theo dõi sử dụng điện, nước của bệnh viện (quản lý hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị y tế)…. Tất cả các sổ ghi chép phải được ghi chép cẩn thận hạn chế tẩy xóa và phải được ghi chép liên tục không ngắt quãng.
 
8.Bệnh viện triển khai áp dụng phần mềm báo cáo thống kê bệnh viện (theo quy định của Bộ Y tế và cơ quan quản lý).
=> Tùy yêu cầu của Bộ Y tế và cơ quan quản lý mà bệnh viện tiến hành triển khai các phần mềm báo cáo thống kê bệnh viện: báo cáo hoạt động qua website của Cục Quản lý khám chữa bệnh (báo cáo quản lý chất lượng bệnh viện); Báo cáo thuế. Báo cáo danh sách các bệnh truyền nhiễm, Báo cáo sử dụng thuốc và tương tác thuốc….
 
10. Có hệ thống danh mục thống nhất toàn bệnh viện về giá dịch vụ kỹ thuật y tế theo phân loại của Bộ Y tế cho tất cả các đối tượng người bệnh.
- Đây là vấn đề đã và đang được nhiều Anh Chị Em quan tâm về giá dịch vụ kỹ thuật y tế. Hiện tại trên diễn đàn cũng đã có nhiều bài viết và thảo luận sôi nổi về vấn đề này.
 
Mời các Anh Chị Em truy cập link để xem danh mục kỹ thuật y tế mới nhật do Bộ Y tế ban hành.
 
 
11. Bệnh viện áp dụng phần mềm báo cáo thống kê bệnh viện kết xuất số liệu tự động từ các phần mềm khác.
=> Hệ thống công nghệ thông tin của bệnh viện cho phép kết xuất số liệu tự động từ hệ thống quản lý thông tin bệnh viện (HIS…), hệ thống mạng nội bộ, phần mềm quản lý khám chữa bệnh… để trích xuất sang các phần mềm báo cáo thống kê khác như: Excel, Stata, SPSS…
 
12. Bệnh viện sử dụng số liệu và thông tin từ phần mềm chuyên môn nghiệp vụ, giúp cho lãnh đạo quản lý và điều hành.
=> Đây chính là việc sử dụng và áp dụng các kết quả phân tích báo cáo thống kê từ hệ thống phần mềm tại tiểu mục 11 để các nhà quản lý điều hành có biện pháp khắc phụ, cải tiến nâng cao chất lượng quản lý và điều hành bệnh viện.
 
13. Áp dụng hệ thống mã hóa lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế bao gồm mã hóa bệnh tật, tử vong theo ICD-10 ba chữ số, mã phẫu thuật thủ thuật.
=> Đây là nội dung đã được giới thiệu trong các bài viết Hành mỗi ngày trước.
Mời mọi người có thể truy cập lại link web để tải về ICD10.
 
 
15. Xây dựng hệ thống chỉ số thông tin bệnh viện, bao gồm các chỉ số về hoạt động và chất lượng bệnh viện. Có theo dõi đánh giá qua nhiều năm, so sánh giữa các khoa phòng, bộ phận.
=> Hệ thống chỉ số thông tin bệnh viện được chia làm 2 nhóm chỉ số chính về: chỉ số hoạt động chuyên môn và chỉ số chất lượng bệnh viện. Chi tiết về 2 nhóm chỉ số này sẽ được nhắc đến trong phần C5 và C6 (chỉ số hoạt động chuyên môn); nhóm D3.2. Mời các Anh Chị Em theo dõi. Riêng đối với tiểu mục 15 này thì trọng tâm đó là việc bệnh viện có tiến hành theo dõi đánh giá các chỉ số qua nhiều năm. Cũng như việc tiến hành lấy các chỉ số này để so sánh đánh giá giữa các khoa phòng của bệnh viện.
 
16. Có hệ thống phân tích dữ liệu phục vụ công tác quản trị bệnh viện và công tác hoạt động chuyên môn.
 
17. Kết xuất các thông tin phục vụ báo cáo, nghiên cứu… trực tiếp từ phần mềm như mô hình bệnh tật nhập, xuất viện; cơ cấu tài chính, thuốc, vật tư… theo năm, quý, tháng, tuần, ngày.
 
18. Bệnh viện có sử dụng các thông tin từ hệ thống CNTT vào việc giám sát, nâng cao chất lượng.
=> 03 tiểu mục 16, 17 và 18 có liên quan đến tiểu mục 11 và 12 nêu trên. Việc bệnh viện dựa trên hệ thống công nghệ thông tin để trích xuất các dữ liệu vào việc phân tích, báo cáo thông kê, nghiên cứu khoa học… áp dụng và thực tiễn công tác quản lý, chuyên môn cũng như công tác cải tiến chất lượng bệnh viện.
 
19. Áp dụng hệ thống mã hóa lâm sàng bao gồm: mã bệnh tật, tử vong theo ICD-10 bốn chữ số trở lên; mã phẫu thuật, thủ thuật theo ICD-9 (CM Volume 3); mã thuốc theo ATC (WHO); mã trang thiết bị, vật tư y tế theo GMDN (Global Medical Device Nomenclature).
=> Tùy tình hình thực tế của bệnh viện để tiến hành việc áp dụng các hệ thống mã hóa lâm sàng. Tuy nhiên, ngoài ICD thì các hệ thống khác cần việc chi trả phí bản quyền do đó cần được chú ý cân nhắc và quyết định áp dụng vào thực tiễn của bệnh viện sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
 
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team