linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí C5.4

C5.4 Xây dựng quy trình kỹ thuật và triển khai các biện pháp giám sát chất lượng kỹ thuật

 • Xây dựng quy trình kỹ thuật và giám sát việc thực hiện quy trình theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các bệnh viện là nhằm chuẩn hóa kỹ thuật, hạn chế sự sai khác trong quá trình thực hiện và nâng cao chất lượng kỹ thuật của bệnh viện.

• Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện do Bộ Y tế ban hành.
 
Trọng tâm của tiêu chí đó chính là việc bệnh viện tiến hành xây dựng Quy trình kỹ thuật của bệnh viện dựa trên Tài liệu khoa học và Hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó là công tác kiểm tra, giám sát và báo cáo về việc tuân thủ các Quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế bệnh viện.
 
Các bước cần thiết trong việc xây dựng Quy trình kỹ thuật bệnh viện:
1. Rà soát lại và tiến hình chọn lọc danh mục kỹ thuật bệnh viện cần xây dựng quy trình mới hay điều chỉnh cập nhật.
2. Download tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế và các tài liệu Y khoa có độ tin cậy để làm căn cứ xây dựng Quy trình kỹ thuật
3. Tiến hành xây dựng Quy trình kỹ thuật
4. Trình Hội đồng Khoa học Công nghệ bệnh viện (Hội đồng chuyên môn của bệnh viện có thẩm quyền) để phê duyệt.
5. Áp dụng và triển khai Quy trình kỹ thuật toàn bệnh viện
6. Tiến hành giám sát đánh giá Quy trình kỹ thuật
7. Báo cáo và thực hiện các biện pháp cải tiến Quy tình. Sau đó tiến hành quay lại Bước 1.
 
 
Theo dõi giám sát và đánh giá việc tuân thủ Quy trình kỹ thuật.
 
Việc theo dõi giám sát và đánh giá việc tuân thủ Quy trình kỹ thuật bệnh viện có nhiều phương pháp và hình thức:
+ Kiểm tra, giám sát đánh giá trực tiếp bằng các công cụ như: Bảng kiểm, Bảng câu hỏi, Quy trình chuẩn….
 
Trong khuôn khổ bài viết này xin được chia sẻ đến các Anh Chị Em một số lưu ý khi xây dựng bảng kiểm tuân thủ Quy trình kỹ thuật.
 
Một bảng kiểm quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh cần chú ý những điểm dưới đây:
1. Bảng kiểm phải dựa trên quy trình kỹ thuật chuẩn mà bệnh viện đang áp dụng.
2. Bảng kiểm cần sát với nội dung của quy trình. Bao quát được quy trình và "không" để bỏ lỡ bước nào bất kỳ thuộc quy trình.
3. Bảng kiểm ngắn gọn, dễ hiểu và dễ kiểm tra. Mang tính đại chúng, nhiều người có thể sử dụng để kiểm tra chủ thể muốn kiểm tra.
4. Tính giá trị, độ tin cậy, tính khả thi và tính đo lường được.
5. Hình thức bảng kiểm có thể vận dụng đa dạng linh hoạt tùy vào loại quy trình và quy mô đánh giá: bảng kiểm dạng đánh dấu chọn các nội dung được liệt kê sẵn, bảng kiểm dạng có không, bảng kiểm dạng tần số hay mức độ thực hiện (Likert), Bảng kiểm dạng sơ đồ- hình ảnh, bảng kiểm dạng tự trả lời, bảng kiểm phức hợp nhiều phương thức nêu trên.
6. Bảng kiểm cần được phê duyệt như một văn bản có hiệu lực tại đơn vị ban hành, nó cũng là cơ sở để cung cấp công cụ giám sát trong bệnh viện.
7. Bảng kiểm cần được cải biên, sữa chữa và cập nhật phù hợp với những thay đổi về quy trình hoặc mục đích đo lường, giám sát quy trình.
=> Tổng kết lại, một bảng kiểm muốn trở thành một công cụ đo lường hiệu quả cần đáp ứng tối thiểu các nội dung nêu trên. Trên diễn đàn thì câu lạc bộ cũng đã hỗ trợ một số bệnh viện thực hiện các bảng kiểm.
+Kiểm tra, giám sát gián tiếp: đánh giá kết quả điều trị, phân tích sai sót sự cố, đánh giá từ hồ sơ bệnh án.
Tần số kiểm tra:
+ Tiến hành kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của Tiêu chí:
 
9. Định kỳ ít nhất 1 lần 1 năm tiến hành đánh giá lại các quy trình kỹ thuật đã được xây dựng và cập nhật, cải tiến các kỹ thuật đó.
 
12. Định kỳ ít nhất 2 lần trong 1 năm tiến hành giám sát, đánh giá việc thực hiện và tuân thủ quy trình kỹ thuật trong bệnh viện.
+ Tiến hành kiểm tra giám sát đột xuất hoặc khi có sai sót sự cố, các vấn đề liên quan xảy ra có liên hệ với Quy trình kỹ thuật bệnh viện.
 
Điểm quan trọng cuối cùng của Tiêu chí đó là việc công bố báo cáo tuân thủ Quy trình kỹ thuật, bệnh viện có thể tiến hành công bố trên mạng nội bộ, website của bệnh viện, các cuộc họp hoặc bản tin an toàn y tế của bệnh viện…
 
 
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team