linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí C3.2

C3.2. Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn

• Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là thiết yếu, tăng cường minh bạch, đo lường chất lượng dịch vụ.

• Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý và chuyên môn; đo lường và giám sát chất lượng.
• Bộ Y tế đã có chỉ đạo tại Quyết định 1191/QĐ-BYT năm 2010 về việc phê duyệt Đề án kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông tin trong các đơn vị sự nghiệp của Ngành y tế giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015: Chỉ thị số 02/CT-BYT năm 2009 về việc đẩy mạnh và phát triển công nghệ thông tin trong ngành Y tế.
 
Các tiểu mục trong tiêu chí cần chú ý trong quá trình triển khai:
8.Có phòng/tổ CNTT hoặc có cán bộ chuyên trách phụ trách CNTT có trình độ cao đẳng/đại học về CNTT.
=> Bệnh viện tùy vào nhân lực hiện tại của đơn vị để tiến hành ra quyết định thành lập Tổ/Phòng CNTT. Trong trường hợp nếu bệnh viện chưa đủ nhân lực, cơ cấu nhân sự để thành lập Tổ/Phòng CNTT thì bệnh viện cần ra quyết định phân công cán bộ chuyên trách phụ trách về mảng CNTT, cán bộ chuyên trách này cần có trình độ cao đẳng/đại học về CNTT.
 
9.Bệnh viện xây dựng hệ thống máy tính nối mạng nội bộ và ứng dụng phần mềm quản lý chuyên môn trên mạng nội bộ.
=> Một số bệnh viện đã tiến hành triển khai hệ thống mạng nội bộ và ứng dụng một số phần mềm quản lý chuyên môn trên mạng nội bộ. Một trong những mạng nội bộ phổ biến đó là intranet được phát triển bởi Microsoft. Phần mềm quản lý chuyên môn trên mạng nội bộ như phần mềm báo cáo thống kê, báo cáo sai sót sự cố, phần mềm cập nhật lịch làm việc, phần mềm quản lý nhân sự…. Ngoài ra bên cạnh đó thì Microsoft Outlook cũng là phần mềm ứng dụng được nhiều bệnh viện sử dụng trong công tác quản lý và tương tác qua email nội bộ.
 
10.Bệnh viện áp dụng các phần mềm quản lý chuyên môn, hoạt động tại các khoa/phòng.
=> Tại các khoa phòng của bệnh viện thì Phòng Tổ chức (Nhân sự), phòng Tài chính Kế toán, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Khoa Dược là những phòng khoa thường hay sử dụng các phần mềm quản lý chuyên môn, hoạt động. Ví dụ: Hầu hết các bệnh viện đã sử dụng phần mềm quản lý tài chính, báo cáo thuế theo quy định. Tương tự là các phần mềm báo cáo thông kê hoạt động chuyên  môn của bộ phận Kế hoạch Tổng hợp phụ trách, Phần mềm quản lý Dược tại khoa Dược, Phần mềm quản lý nhân sự….
 
11.Bệnh viện có các phân hệ phần mềm sau:
a. Phần mềm quản lý xuất, nhập thuốc
b. Kê đơn điện tử
c. Quản lý người bệnh nội, ngoại trú
d. Quản lý kê đơn thuốc và quản lý dược
e. Quản lý xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh
f. Quản lý viện phí, Thanh toán Bảo hiểm Y tế.
g. Quản lý tài chính/kế toán
h. Quản lý thống kê số liệu bệnh viện
i. Quản lý Đào tạo, Chỉ đạo tuyến, Nghiên cứu khoa học, 
j. Quản lý nhân sự
k. Quản lý hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị bệnh viện.
 
Nội dung mức 4 và mức 5 tiêu chí tập trung vào Bệnh án điện tử.
 
Vai trò của bệnh án điện tử trong lĩnh vực y tế ngày càng quan trọng. Và chính việc sử dụng ngày càng rộng rãi bệnh án điện tử đã hướng các nhà khoa học nghiên cứu việc đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý, lưu trữ thông tin bệnh nhân. Những thành công to lớn về khoa học và công nghệ đã góp phần đưa bệnh án điện tử tới gần với hệ thống quản lý y tế trên thế giới nói chung, cũng như hệ thống quản lý y tế ở nước ta nói riêng.
 
Bệnh án điện tử không chỉ đơn thuần là một sự tự động hóa đơn giản cho các bệnh án hiện nay. Xa hơn nữa, Bệnh án điện tử cho phép chúng ta đặt niềm tin hoàn toàn cho một phương thức tiếp cận mới của người bệnh và bác sĩ dựa trên khoa học công nghệ. Bệnh án điện tử chính là chiếc chìa khóa vàng về cơ sở hạ tầng để giúp các cán bộ ngành Y tế quản lý thông tin khám và chữa bệnh.
 
Ở nước ta ghi nhận Bệnh viện đa khoa Vân Đồn (Quảng Ninh) là cơ quan y tế đầu tiên có một hệ thông tin hiện đại với BAĐT hoàn chỉnh, xây dựng từ phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện MEDI SOLUTIONS. Một số bệnh viện khác như Bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng (9.2014), Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả (3.2014), Bệnh viện Sản-Nhi Hưng Yên (4.2104), Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, Bệnh viện Quận Thủ Đức, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương... cũng đang từng bước xây dựng triển khai và hoàn thiện hệ thông tin BAĐT.
 
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các bệnh án bệnh nhân, câu hỏi đặt ra là: “Tại sao công việc cải tiến bệnh án trước đây lại không hiệu quả và làm thế nào để mang lại hiệu quả?” Và để có được một phương thức cải tiến đúng đắn, các chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra 5 đề xuất để tăng khả năng thành công trong việc xây dựng bệnh án điện tử phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe:
- Những nhu cầu về sử dụng hợp lý dữ liệu bệnh nhân đang ngày một phát triển. Một phần của sự phát triển này có thể được cho là hiệu quả của công tác chữa bệnh lâm sàng tăng lên cũng như việc tập trung vào nghiên cứu các dịch vụ y tế.
- Sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin là cơ sở thuận lợi hỗ trợ cho các bệnh án điện tử.
- Sử dụng máy vi tính đã trở nên phổ biến rộng rãi tới mọi tầng lớp trong xã hội, là điều kiện cho việc phổ biến và triển khai bệnh án điện tử có hiệu quả.
- Tính thay đổi về dân số, sự thay đổi tỷ lệ giữa các bệnh, sự xuất hiện của các bệnh mới... tạo nên một áp lực lớn hơn lên các bệnh án - yếu tố có th ể quản lý một lượng lớn thông tin và cho phép dễ dàng trao đổi giữa những người cung cấp thông tin trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
- Việc quản lý các bệnh án m ột cách tự động (bệnh án điện tử) chính là  nhân tố giải quyết các áp lực lên hệ thống các bệnh án.
 
14. Có áp dụng bệnh án ngoại trú điện tử.
15. Có áp dụng bệnh án nội trú điện tử tại một số khoa lâm sàng.
16. Có phần mềm kết nối các máy y tế (số hóa nối mạng từ máy đến y bác sỹ), máy chẩn đoán hình ảnh: MRI, CT-scanner, CT-conbeam, Pet-CT; siêu âm, máy xét nghiệm hóa sinh, huyết học, miễn dịch, dị ứng, máy đọc kháng sinh đồ; máy thăm dò chức năng: nội soi các loại, điện tim, điện não, lưu huyết não.
=> Hầu hết các phần mềm nêu trên đang được áp dụng tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh và khoa Xét nghiệm. Việc chuyển trả kết quả cận lâm sàng sẽ được thực hiện trên hệ thống máy tính kết nối giữa khoa Cận lâm sàng và các Bác sỹ. Giảm việc in ấn cũng như thời gian chờ trong quá trình vận chuyển trả kết quả Cận lâm sàng
 
17. Toàn bộ các khoa/phòng đều được nối mạng nội bộ và sử dụng thống nhất một phần mềm duy nhất hoặc nếu sử dụng nhiều phần mềm phải có phương thức trao đổi dữ liệu tự động kết nối giữa các phần mềm (server inter-change và giao thức HL-7).
 
18. Đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu của các khoa/phòng và máy móc, trang thiết bị y tế.
 
19. Bệnh viện có phần mềm dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh từ xa.
=> Việc áp dụng phần mềm dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh từ xa tại Việt Nam chưa phổ biến. Việc trển khai các phần mềm dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh từ xa sẽ giúp cho Bệnh nhân tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Tuy nhiên, hạn chế đó là độ đặc hiệu và tính bao quát thấp vì chỉ có thể áp dụng hầu hết trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám và phát hiện các dấu hiệu cần đi đến bệnh viện.
 
20. Phần mềm CNTT có thể kết xuất các chỉ số một cách trực tiếp.
=> Thiết lập hệ thống chỉ số của bệnh viện trên hệ thống công nghệ thông tin và cho phép có thể kết xuất trực tiếp các chỉ số khi có nhu cầu.
 
22. Quản lý toàn bộ các hoạt động chuyên môn hồ sơ, bệnh án bằng công nghệ thông tin.
23. Bệnh án nội trú điện tử toàn bộ.
24. Quản lý toàn bộ hoạt động bệnh viện bằng CNTT.
25. Có chứng thực điện tử (chữ ký điện tử/vân tay/mã số… có thể được truy cứu và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý).
=> Đối với vấn đề chứng thực điện tử cần nghiên cứu các văn bản quy định để triển khai cho phù hợp với quy định của Pháp luật. Truy cập link bên dưới để tham khảo thêm.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team