linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí C5.5

C5.5 Xây dựng các hướng dẫn chuyên môn và phác đồ điều trị

 • Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

• Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị.
• Phác đồ điều trị là tài liệu mang tính khoa học, pháp lý quan trọng.
• Xây dựng các phác đồ điều trị nhằm cụ thể hóa các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị do Bộ Y tế ban hành (hoặc khi chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế) nhằm chuẩn hóa chuyên môn, hạn chế sự sai khác trong quá trình chỉ định cận lâm sàng, chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc cho người bệnh.
• Bệnh viện xây dựng được phác đồ điều trị của bệnh viện thể hiện năng lực chuyên môn tốt, đồng thời thúc đẩy các thầy thuốc tích cực, chủ động trong việc cập nhật kiến thức y khoa trong quá trình hành nghề.
 
4. Bệnh viện có các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.
=> Mời cả nhà mình truy cập vào link website để tiến hành cập nhật và tải về các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế nhé.
 
 
5. Các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế sẵn có tại các khoa/phòng.
=> Các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế được in ấn và phát cho các khoa/phòng tùy vào đặc điểm, nhu cầu và phân loại chuyên khoa của từng khoa phòng trong bệnh viện. Các hướng dẫn điều trị là tài liệu hữu ích cho công tác chuyên môn của các khoa phòng.
 
7. Các khoa/phòng có xây dựng mới, cập nhật các hướng dẫn/phác đồ điều trị.
=> Ở cấp độ khoa/phòng thì các khoa phòng căn cứ vào chức năng và phân loại chuyên khoa của khoa phòng để tiến hành xây dựng mới  cập nhật các hướng dẫn/phác đồ điều trị dựa trên các hướng dẫn của Bộ Y tế và tài liệu y văn khoa học khác. Các khoa phòng tiến hành xây dựng và trình Ban giám đốc, Hội đồng Khoa công nghệ bệnh viện tiến hành phê duyệt để áp dụng nội bộ tại khoa phòng mình.
 
8. Bệnh viện có xây dựng mới và cập nhật phác đồ điều trị dựa trên mô hình bệnh tật của người bệnh điều trị tại bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế (và tiến bộ của y học). 
=> Đây là nội dung vô cùng quan trọng và đã được nhiều bệnh viện tiến hành triển khai. Tuy nhiên việc xây dựng cần phải bám sát dựa trên mô hình bệnh tật của bệnh viện và bám sát vào các tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế. Sau khi bệnh viện tiến hành xây dựng mới hoặc cập nhật phác đồ điều trị thì tiến hành thực hiện bước tiếp theo dựa trên hướng dẫn của tiểu mục số 9 bên dưới.
 
9. Các hướng dẫn/phác đồ điều trị được Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng, Hội đồng khoa học kỹ thuật thẩm định và Giám đốc bệnh viện phê duyệt ban hành.
 
Trong giới hạn bài viết hôm nay, xin được chia sẻ với các Anh Chị Em các link download tài liệu hữu ích về phác đồ điều trị nhé.
 
Đặc biệt trong link đầu tiên đó chính là link phác đồ điều trị của Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh – Nơi tập hợp các phác đồ điều trị của các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
 
https://pddt.medinet.org.vn/Home/HDSD
 
http://bvkvcd.com.vn/index.php/phac-do-dieu-tri/phac-do-dieu-tri-nam-2015
 
http://www.bvnguyentriphuong.org/bvntp/thu-vien-dien-tu/phac-do-dieu-tri.html
 
http://www.qpsolutions.vn/newsdetail.asp?newsID=196&cat1id=7&cat2id=18&title=phan-biet-
huong-dan-dieu-tri-va-phac-do-dieu-tri
 
13. Có đầy đủ các phác đồ cập nhật theo mô hình bệnh tật của bệnh viện.
=> Đối với tiểu mục này việc quan trọng đó chính là việc xây dựng được mô hình bệnh tật của bệnh viện để đối chiếu so sánh mức độ đầy đủ của các phác đồ được áp dụng cho bệnh viện.
Mô hình bệnh tật xét ở góc độ vĩ mô  thì mô hình bệnh tật của một quốc gia, hay một địa phương, một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó. Đối với một đơn vị y tế như bệnh viện thì mô hình bệnh tật được xác định là tập hợp những bệnh lý, vấn đề sức khỏe cần can thiệp y tế của các đối tượng đến nhận dịch vụ chăm sóc y tế tại bệnh viện. Hay hiểu đơn giản hơn đó là mô tả tỷ lệ mắc các bệnh lý và chấn thương của người bệnh tại bệnh viện trong một thời khoảng.
 
Việc xác định mô hình bệnh tật của bệnh viện là rất quan trọng trong việc xây dựng các phác đồ điều trị phù hợp với mô hình bệnh tật. Từ đó giúp kiểm soát và nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong cho người bệnh.
 
Phương pháp xác định mô hình bệnh tật được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện đó chính là phương pháp mô tả cắt ngang. Dữ liệu được thu thập hồi cứu dựa trên hồ sơ bệnh án giấy hoặc trích xuất dữ liệu từ hệ thống điện tử của bệnh viện. Sau khi tiến hành chọn mẫu, chúng ta sẽ tiến hành thu thập dữ liệu với các thông tin mã hóa bệnh tật theo phân loại của ICD 10, đồng thời bao gồm cả kết cục của điều trị.
 
Đối với đa số bệnh viện hiện nay, trong phạm vi thực hiện hầu hết tập trung mô tả bệnh tật theo 10 chương với 10 bệnh tật có tần số mắc cao nhất tại bệnh viện. Tuy nhiên, để hỗ trợ công việc xây dựng phác đồ đầy đủ thì bệnh viện cần cố gắng tiến hành thu thập và xây dựng mô hình bệnh tật một cách đầy đủ và toàn diện nhất có thể. Theo khuyến cáo của Sở Y tế TPHCM thì phác đồ điều trị cần bao phủ được 80% số bệnh tật theo mô hình bệnh tật của bệnh viện.
 
14. Định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần và khi cần tiến hành đánh giá lại và cập nhật, cải tiến các phác đồ điều trị.
 
16. Tiến hành đánh giá hiệu quả áp dụng phác đồ điều trị để rút kinh nghiệm và sửa đổi, cải tiến phác đồ.
=> Đánh giá và cập nhật, cải tiến phác đồ điều trị là việc làm hết sức quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng chuyên môn trong điều trị cũng như đảm bảo an toàn cho người bệnh. Việc đánh giá phác đồ hầu hết sẽ dựa trên hiệu quả điều trị cũng như những biến chứng có thể gây ra cho người bệnh. Tương tự việc xác định mô hình bệnh tật thì việc đánh giá phác đồ hầu hết sẽ dựa trên thông tin từ hồ sơ bệnh án giấy hoặc bệnh án điện tử. Bệnh viện sẽ tiến hành thu thập các dữ liệu đặc biệt là diễn tiến bệnh khi áp dụng phác đồ và kết cuộc (outcome) của đợt điều trị. Từ kết quả tổng kết của một phác đồ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp các nhà lâm sàng có những nhận định, đánh giá về hiệu quả của phác đồ.Tuy nhiên cũng cần có sự so sánh với y văn và các nghiên cứu khác để làm căn cứ kết luận hiệu quả của các phác đồ điều trị. Hơn thế nữa, ngoài đầu ra thì biến chứng gặp phải khi áp dụng các phác đồ cũng là một tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá hiệu quả của phác đồ.
 
Việc cập nhật phác đồ điều trị cần chú ý vào trọng tâm đó chính là khắc phục những hạn chế của phác đồ cũ, nâng cao hiệu quả điều trị và đặc biệt là rút ngắn thời gian điều trị cũng như chi phí điều trị, giá trị lợi ích cho người bệnh. 
 
Và cũng như việc xây dựng mới thì việc cập nhật phác đồ điều trị phải dựa trên y học chứng cứ, hướng dẫn, khuyến cáo của các cơ quan quản lý. Đồng thời phải được sự xem xét phê duyệt trước khi áp dụng chính thức trong bệnh viện.
 
17. Bệnh viện tiến hành xây dựng phác đồ chẩn đoán và điều trị dựa trên y học chứng cứ với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn bệnh viện.
 
18. Trong năm bệnh viện tiến hành xây dựng ít nhất 2 phác đồ điều trị phù hợp với đặc thù bệnh viện và dựa trên y học chứng cứ, theo hướng dẫn và căn cứ theo khung mẫu của các Viện nghiên cứu về lâm sàng và tiêu chuẩn điều trị hàng đầu trên thế giới tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc*…
=> Việc xây dung phác đồ chẩn đoán và điều trị cần dựa trên nhu cầu thực tiễn cũng như mức độ ảnh hưởng của phác đồ khi được áp dụng. Đồng thời việc xây dựng phải đảm bảo dựa trên y học chứng cứ, hướng dẫn khung mẫy của các Viện nghiên cứu có uy tín nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như mức độ an toàn của phác đồ.
 
TỔNG KẾT: 
Phác đồ điều trị của bệnh viện cần phải đảm bảo được 03 yếu tố: tính khoa học (y học chứng cứ; phù hợp với năng lực kỹ thuật của bệnh viện (theo phân tuyến kỹ thuật của bệnh viện) và chi phí hợp lý.
 
 
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team