linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí C4.3

C4.3. Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ rửa tay
Rửa tay là việc làm thường quy trong bệnh viện. Rửa tay giúp phòng ngừa lan truyền vi khuẩn từ bệnh nhân này đến bệnh nhân khác, tới nhân viên y tế (NVYT) và môi trường trong bệnh viện.
Định nghĩa sự tuân thủ rửa tay theo Tổ chức Y tế Thế giới
 
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khi nhân viên y tế có thực hiện chăm sóc người bệnh, sẽ có năm thời điểm (5 cơ hội) mà người NVYT bắt buộc phải rửa tay: 1) trước khi tiếp xúc với người bệnh, 2) Trước khi làm thủ thuật vô trùng, 3) sau khi chăm sóc người bệnh, 4) sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể, 5) sau khi đụng chạm vào những vùng xung quanh người người bệnh. Và khi NVYT thực hiện rửa tay ở 5 thời điểm này thì được gọi là có tuân thủ rửa tay.
 
Rửa tay là một chương trình can thiệp đơn giản và có hiệu quả cao phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện do Tổ chức Y tế thế giới phát động. Tăng cường tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế là một hoạt động ưu tiên trong KSNK.
 
Trong tiêu chí C4.3. Tập trung chủ yếu vào chương trình rửa tay và giám sát chương trình. Hoạt động này đã được nhiều bệnh viện triển khai một cách mạnh mẽ và thường xuyên. Bài viết hôm nay xin được phép chia sẻ những tài liệu liên quan đến chương trình vệ sinh tay của một số đơn vị đã triển khai. Bên cạnh đó là một số đề tài nghiên cứu khoa học đã được tiến hành tại một số bệnh viện nhằm đánh giá sự tuân thủ rửa tay và một số lỗi thường gặp khi rửa tay.
 
Mời cả nhà truy cập Link tài liệu bên dưới để tham khảo:
 
 
16. Có nghiên cứu/khảo sát/đánh giá việc thực hiện rửa tay của nhân viên các khoa/phòng trong bệnh viện.
=> Việc nghiên cứu/khảo sát/đánh giá việc thực hiện rửa tay của nhân viên y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định vấn đề thực hành kiểm soát nhiểm khuẩn liên quan đến vệ sinh tay. Bên cạnh đó, giúp đưa ra định hướng về các biện pháp can thiệp nhằm làm tăng tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế.
 
Đôi nét về nghiên cứu liên quan đến rửa tay.
- Vào những năm 1840 bác sĩ Ignaz Semmelweis (1818 - 1865) công tác tại bệnh viện đa khoa Vienne (Áo) khám phá ra sự khác biệt về tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ  sau sinh con giữa hai khoa sản của bệnh viện. Năm 1846, semmelweis nghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa sản của bệnh viện, cùng thực hành một kỹ thuật rửa tay. Khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh viên y khoa, nơi mà chỉ có các bác sỹ và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tử vong do sốt hậu sản là 13,10%, tỷ lệ này cao gấp gần 5 lần so với khoa thứ hai là khoa hướng dẫn thực hành cho Nữ hộ sinh (bao gồm các Nữ hộ sinh và các học sinh Hộ sinh) có tỷ lệ tử vong ở bà mẹ sau sinh là 2,03 %. Ông đã đề xuất sử dụng dung dịch nước vôi trong (chứa chlorine) rửa tay vào thời điểm chuyển tiếp sau mổ tử thi sang thăm khám bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ sau đó đã giảm từ 12,24% xuống 2,38%.
 
- Trong suốt thế kỷ XIX, ở châu âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh con tại bệnh viện đã tử vong do sốt hậu sản. Nguyên nhân là do vi khuẩn Streptococcus pyogennes. Năm 1843, Bác sĩ Oliver wendell holmes (Mỹ) yêu cầu một bác sỹ  khoa sản (nơi ông làm việc) nghỉ việc một tháng sau hai trường hợp bà mẹ tử vong mà ông cho rằng liên quan đến VST của vị bác sĩ đó.
 
- Năm 1910, Bác sĩ Rosephine Baker (Hoa Kỳ) đã tổ chức khóa tập huấn đầu tiên giảng dạy về vệ sinh bàn tay cho cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhi?
 
- Năm 1992 một báo cáo khoa học của New Zeland công bố kết quả nghiên cứu về rửa tay tại khoa hồi sức cấp cứu. Báo cáo cho thấy, mặc dù đã áp dụng những biện pháp giáo dục và giám sát đặc biệt, nhưng tỷ lệ tuân thủ rửa tay của cán bộ y tế chỉ xấp xỉ 30% và tỷ lệ cao nhất chỉ đạt 48%.
 
- Báo cáo của Piter năm 2000 tại một bệnh viện ở thụy sỹ, tỷ lệ tuân thủ rửa tay chung của nhân viên y tế là 48%.
 
- Năm 2004, WHO bắt đầu xây dựng VST trong các cơ sở y tế.
 
- Năm 2009, WHO kêu gọi các quốc gia cam kết tham gia chiến dịch VST ngày 5/5 là: " Ngày rửa tay toàn cầu".
 
Và từ đó việc rửa tay đã được quan tâm mạnh mẽ hơn, việc tuân thủ rửa tay cũng như các vấn đề liên quan đến rửa tay đã trở thành chủ đề nghiên cứu được nhiều nhà khoa học cũng như nhà quản trị bệnh viện quan tâm.
 
Trong khuôn khổ bài viết hôm nay xin được trân trọng chia sẻ đến các Anh Chị Em một số đề tài nghiên cứu về rửa tay của nhân viên y tế đã được một số bệnh viện tại Việt Nam thực hiện. Mời cả nhà truy cập link tài liệu tham khảo và file đính kèm nhé.
 
18. Công bố kết quả khảo sát, đánh giá về việc thực hiện rửa tay của nhân viên các khoa/phòng trong bệnh viện và đề xuất giải pháp can thiệp.
=> Việc công bố kết quả khảo sát, đánh giá/nghiên cứu trong bệnh viện giúp chúng ta nhìn nhận thẳng vào thực trạng hiện tại của bệnh viện. Bên đó, dựa trên kết quả khảo sát có thể đề xuất các giải pháp can thiệp như: đào tạo tập huấn về kiến thức-thực hành rửa tay cho nhân viên y tế, đề xuất cải tiến hoặc bố trí thêm máy móc, thiết bị rửa tay/kiểm tra vệ sinh tay, các biện pháp tăng cường giám sát, các thiết bị/phần mềm thông minh nhắc nhở việc rửa tay cho các nhân viên y tế (nhắc như một bước thường quy trong khi thực hiện một quy trình chuyên môn kỹ thuật, ví dụ: phẫu thuật viên trước khi bước vào phòng mổ được apps điện thoại nhắc nhở việc rửa tay và giám sát việc rửa tay….).
 
19. Tiến hành biện pháp can thiệp tăng cường tuân thủ rửa tay.
=> Từ những đề xuất từ tiểu mục 18, bệnh viện tiến hành lựa chọn các biện pháp can thiệp để tăng cường sự tuân thủ rửa tay.
 
20. Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế trong bệnh viện có xu hướng tăng dần theo thời gian.
=>Tiến hành theo dõi tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo các mốc thời gian và đánh giá xư hướng tỷ lệ tuân thủ như thế nào? Tăng hay giảm. Các mốc thời gian có thể chọn tối thiểu: T0 (Thời điểm mốc ban đầu đánh giá-khi chưa tiến hành can thiệp, có thể lấy kết quả từ khảo sát/nghiên cứu); T1 (Thời điểm ngay sau khi tiến hành can thiệp); T2 (Thời điểm sau tiến hành can thiệp một khoảng thời gian nhất định 1-3 tháng sau can thiệp); Tn (Thời điểm sau đó tiến hành định kỳ khảo sát lại có thể là định kỳ hằng tháng sau thời điểm T2).
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
http://www.bvtrungvuong.vn/Default.aspx?tabid=73&ctl=ViewNewsDetail&mid=402&NewsPK=481
 
http://benhvientinhbien.vn/vi/khoa-hoc/Nghien-Cuu-Khoa-Hoc-2015/Khao-Sat-Kien-Thuc-Thuc-Hanh-Cua-Dieu-Duong-Nu-Ho-Sinh-Ve-Rua-Tay-Thuong-Quy-Tai-Cac-Khoa-Lam-Sang-BVDK-Tinh-Bien-Nam-2015-7/
 
http://yhth.vn/danh-gia-nhan-thuc-ve-ve-sinh-tay-cua-dieu-duong-benh-vien-103_t4624.aspx
 
TÀI LIỆU  FILE ĐÍNH KÈM
1. Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự, Khảo sát thái độ và sự tuân thủ rửa tay của bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa trọng điểm bệnh viện Nhi đồng II năm 2010, Tạp trí Y học TP Hồ Chí Minh Hội nghị khoa học kỹ thuật mở rộng BV Nhi đồng II – lần thứ XIX năm 2010, phụ bản của tập 14, số 4, 2010
2. Tạ Thị Phương, Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa ngoại và khoa nội bệnh viện đa khoa đống đa – hà nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay năm 2010 – 2011.
3. Nguyễn Thi Thanh Hà, Đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Nhi đồng 1, Tạp trí Y học TP Hồ Chí Minh Hội nghị khoa học kỹ thuật – Bệnh viện Nhi đồng 1, 2012
4. Tạ Thị Thành và cộng sự, Nhận thức và thái độ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh kon tum năm 2012
 
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team