linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí C4.1

C4.1. Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt nam cũng như trên toàn thế giới. NKBV có thể được xem như là bệnh gây ra bởi bệnh viện, vì đây là những nhiễm khuẩn mắc phải chỉ trong thời gian bệnh nhân nằm viện. Nhiều người bệnh trong quá trình nằm viện đã mắc thêm các bệnh mới do bệnh viện làm không tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Những nghiên cứu cho thấy rằng NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí điều trị. Cùng với sự xuất hiện một số bệnh gây ra bởi những vi sinh vật kháng thuốc, hoặc bởi những tác nhân gây bệnh mới, NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước đã phát triển. Thống kê cho thấy tỉ lệ NKBV vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển.
 
•Thông tư số 18/2009/TT-BYT hướng dẫn tổ chức, thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
•Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn giúp bệnh viện triển khai các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn khoa học, hiệu quả.
 
Các tiểu mục:
3. Đã thành lập hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
4. Đã thành lập khoa/tổ kiểm soát nhiễm khuẩn.
5. Đã thành lập mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
=> Bệnh viện cần ban hành Quyết định thành lập Hội đồng, Khoa/Tổ và mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn. Mời mọi người tham khảo thêm cách tiến hành của các bệnh viện theo link tài liệu bên dưới nhé.
 
7. Có nhân viên chuyên trách cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
=> Bệnh viện phân công nhân viên chuyên trách cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Thường đối với một số bệnh viện sẽ phân công cho một Điều dưỡng. Tuy nhiên, điều quan trọng đó chính là nhân viên này cần được đào tạo tập huấn về chuyên môn để phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
 
8. Đã xác định cơ cấu, số lượng, vị trí việc làm của nhân viên phòng/tổ kiểm soát nhiễm khuẩn dựa trên quy mô hoạt động và hạng bệnh viện.
=> Dựa trên quy mô hoạt động và hạng bệnh viện để bệnh viện quyết định thành lập Tổ hoặc Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Tương tự bất cứ khoa phòng nào bệnh viện cần xây dựng đầy đủ cơ cấu chức danh cho Khoa, số lượng nhân viện khoa và vị trí việc làm cụ thể của từng thành viên Khoa.
 
9. Đã xây dựng quy chế hoạt động của hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.
=> Mời cả nhà tham khảo Quy chế hoạt động theo các link tài liệu bên dưới.
 
10. Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên.
=> Mời cả nhà tham khảo Quy chế hoạt động theo các link tài liệu bên dưới.
 
11. Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động thường xuyên theo kế hoạch, họp ít nhất 3 tháng 1 lần hoặc khi cần thiết.
=> Hội đồng tổ chức họp hoặc tổ chức các chương trình kiểm tra, giám sát, hành động dựa trên kế hoạch định kỳ tối thiểu là hàng Qúy, mỗi tháng hoặc đột xuất. Tất cả đều được ghi lại bằng biên bản hoặc báo cáo hoạt động cụ thể.
 
13. Khoa/tổ kiểm soát nhiễm khuẩn đã tuyển dụng đầy đủ nhân lực chuyên trách theo đề án vị trí việc làm. 
=> Căn cứ vào đề án vị trí việc làm so sánh với tình hình nhân lực chuyên trách thực tế tại Khoa/Tổ để đánh giá tiểu mục này.
 
14. Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn đã xây dựng và ban hành các văn bản, hướng dẫn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho các khoa/phòng của bệnh viện.
=> Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng các hướng dẫn về Kiểm soát nhiểm khuẩn như: Hướng dẫn thực hiện Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Các Quy trình/Quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn…..
 
15. Trưởng khoa/tổ kiểm soát nhiễm khuẩn có trình độ đại học (hoặc cao hơn) thuộc chuyên ngành y, điều dưỡng hoặc dược.
 
16. Trưởng khoa/tổ kiểm soát nhiễm khuẩn được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn (ngắn hoặc dài hạn).
 
18. Trưởng khoa/tổ kiểm soát nhiễm khuẩn có trình độ sau đại học đúng chuyên ngành về kiểm soát nhiễm khuẩn.
=> 3 tiểu mục này tập trung vào việc trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Trưởng Khoa. Hiện tại, ở Việt Nam số trường đại học/viện/bệnh viện có đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn về công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn còn khá ít. Hầu hết, chỉ là các khóa học ngắn hạn (3-6 tháng), các khóa học tập trung dài hạn còn rất ít. Bên cạnh đó vẫn còn một số trường hợp chưa phân định rõ ràng được đào tạo về chuyên ngành “Nhiễm” và chuyên ngành “Kiểm soát nhiễm khuẩn”.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team