linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY: Tiêu chí B4.4

B4.4 - Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý kế cận

Đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bệnh viện. Đội ngũ lãnh đạo và quản lý đương nhiệm cần có trách nhiệm giới thiệu, đào tạo, hướng dẫn người kế cận để bảo đảm sự duy trì điều hành hoạt động và phát triển liên tục của bệnh viện.

 
Bệnh viện cần xây dựng quy hoạch vị trí lãnh đạo và quản lý.
 
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG QUY HOẠCH VỊ TRÍ QUẢN LÝ.
Căn cứ pháp lý và văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế
- Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 08/5/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế;
- Công văn số 3136/BYT-TCC ngày 14/5/2015 của Bộ Y tế về việc thực hiện công tác quy hoạch cán bộ theo Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 08/5/2015;
 
Nguyên tắc thực hiện quy hoạch
1. Công chức, viên chức đưa vào quy hoạch phải đạt tiêu chuẩn chung và cơ bản đáp ứng đủ tiêu chuẩn của từng chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định.
2. Phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
3. Phải đánh giá công chức, viên chức về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực thực tiễn, kết quả hoàn thành nhiệm vụ hàng năm và chiều hướng, triển vọng phát triển trước khi đưa vào quy hoạch.
4. Công tác quy hoạch được thực hiện theo nguyên tắc quy hoạch “động” và quy hoạch “mở”:
- Quy hoạch “mở” là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khép kín trong từng đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các đồng chí có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở đơn vị khác.
- Quy hoạch “động” là quy hoạch được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển.
Nội dung quy hoạch
 
I. Mục đích yêu cầu:
II. Nguyên tắc thực hiện quy hoạch:
III. Quy hoạch đối với cán bộ đương chức:
1. Đối với công chức, viên chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì chỉ quy hoạch giữ chức vụ cao hơn và phải đạt độ tuổi quy hoạch theo quy định.
2. Đối với cán bộ đảm nhiệm chức danh có quy định một người không giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp, cần xem xét đưa vào quy hoạch chức vụ khác hoặc bố trí giữ chức vụ đó ở đơn vị khác.
 
IV. Số lượng nguồn đưa vào quy hoạch
1. Không quy hoạch 1 người cho 1 chức danh, tối thiểu phải quy hoạch 2 người vào 1 chức danh. 
2. Không quy hoạch 1 người vào quá 3 chức danh; không quy hoạch 1 chức danh quá 4 người (ví dụ: chức danh phó giám đốc theo quy định bệnh viện hạng I có 3 người, thì số lượng đưa vào quy hoạch không quá 3x4 = 12 người).
 
V. Yêu cầu về độ tuổi, về chuyên ngành và tỷ lệ cán bộ nữ 
1. Về độ tuổi:
2. Về chuyên ngành: 
 
VI. Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ
1. Các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ được công khai để cán bộ, đảng viên tham gia bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch ở đơn vị được biết (tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo được căn cứ vào văn bản quy định hiện hành).
2. Danh sách cán bộ đưa vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch được công khai trong cấp ủy - lãnh đạo đơn vị, đồng thời thông báo cho cá nhân cán bộ biết.
3. Danh sách cán bộ được cấp trên phê duyệt quy hoạch các chức danh do cấp trên quản lý được gửi cho cấp dưới để thông báo trong cấp ủy - lãnh đạo đơn vị và cá nhân cán bộ đó biết.
 
VII. Quy trình quy hoạch cán bộ 
A. Quy trình quy hoạch cán bộ đối với Lãnh đạo bệnh viện
1. Chuẩn bị: 
a) Chỉ đạo xây dựng quy hoạch 
b) Rà soát và đánh giá cán bộ: 
c) Xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ quy hoạch: 
Căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và đề án vị trí việc làm của đơn vị; tập thể lãnh đạo phải xây dựng kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch cán bộ của đơn vị, trong đó cần:
- Xác định cơ cấu, độ tuổi, tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh quy hoạch:
+ Tiêu chuẩn quy hoạch chức danh cấp trưởng.
+ Tiêu chuẩn quy hoạch các chức danh cấp phó. 
- Đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi; tăng tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc ít người; tỷ lệ cán bộ nữ không dưới 15% trong danh sách quy hoạch lãnh đạo, quản lý đơn vị.
 
2. Các bước tiến hành quy hoạch
- Trên cơ sở quy hoạch của cấp dưới, Phòng Tổ chức Cán bộ tổng hợp các thông tin cơ bản về cán bộ, chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch cán bộ và đề xuất danh sách nhân sự dự kiến đưa vào nguồn quy hoạch các chức danh, báo cáo tập thể lãnh đạo cho ý kiến trước khi đưa ra giới thiệu tại hội nghị cán bộ chủ chốt.
- Các thông tin cơ bản gồm: họ và tên, năm sinh, năm vào Đảng, chức vụ, ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học… , tỷ lệ phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh ở cấp dưới.
 
Bước 1: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch
a) Thành phần: 
b) Nội dung: 
c) Trình tự:
d) Tổng hợp kết quả:
Phòng Tổ chức Cán bộ  tổng hợp kết quả quy hoạch cán bộ báo cáo lãnh đạo đơn vị, thống nhất danh sách nhân sự đưa ra lấy ý kiến của ban chấp hành đảng bộ (hoặc cấp ủy) đơn vị.
Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến ban chấp hành đảng bộ (hoặc cấp ủy) đơn vị a) Thành phần: 
b) Nội dung:
c) Trình tự: 
Bước 3: Tập thể lãnh đạo đơn vị xem xét, quyết định danh sách quy hoạch cán bộ đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt
a) Thành phần: 
b) Nội dung.
c) Trình tự: 
d) Hồ sơ quy hoạch bao gồm:
- Tờ trình của người đứng đầu đơn vị.
- Kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch cán bộ của đơn vị.
- Danh sách trích ngang của công chức, viên chức được quy hoạch.
- Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, các biểu mẫu tổng hợp: số 04, 05, 06.
B. Quy trình quy hoạch cán bộ đối với cấp Khoa, Phòng
1. Chuẩn bị  
2. Các bước tiến hành quy hoạch
Bước 1: Tổ chức cuộc họp lấy phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch
a) Thành phần: 
b) Nội dung: 
c) Trình tự:
Bước 2: Tập thể lãnh đạo đơn vị xem xét, quyết định danh sách quy hoạch cán bộ
a) Thành phần: 
b) Nội dung: 
c) Trình tự:
 
VIII. Tổ chức thực hiện :
1. Thời gian thực hiện :
2. Định kỳ xây dựng quy hoạch
Lãnh đạo các đơn vị căn cứ hướng dẫn này để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, cụ thể như sau:
a) Xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của đơn vị cho một nhiệm kỳ là 5 năm với đầy đủ các bước như quy trình quy hoạch theo hướng dẫn này.
b) Báo cáo Phòng Tổ chức Cán bộ hoặc Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế phê duyệt các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế quản lý (gửi qua Vụ Tổ chức cán bộ). 
2. Rà soát, bổ sung quy hoạch
a) Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoach, hằng năm tập thể lãnh đạo phải rà soát, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, đưa ra khỏi quy hoạch những đồng chí không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện và những đồng chí có uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm.
b) Khi rà soát, bổ sung quy hoạch, tập thể lãnh đạo căn cứ vào đánh giá cán bộ hàng năm để xem xét, bỏ phiếu quyết định, không cần thực hiện đầy đủ các bước như xây dựng quy hoạch ban đầu và báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Y tế.
3. Quản lý và thực hiện quy hoạch
a) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ theo quy hoạch:
- Căn cứ vào quy hoạch cán bộ và tiêu chuẩn chức danh quy hoạch, tập thể lãnh đạo đơn vị chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ theo quy hoạch.
- Cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quy hoạch đồng thời với phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sắp xếp các chức danh cán bộ thuộc cấp mình quản lý.
b) Bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch:
- Việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp nói chung phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ.
- Cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới.
- Khi bổ nhiệm cán bộ vào chức danh nào thì phải chọn cán bộ có trong quy hoạch của chức danh đó; trường hợp thật đặc biệt mới chọn cán bộ trong quy hoạch các chức danh tương đương.
- Trong tờ trình Phòng Tổ chức Cán bộ đề nghị bổ nhiệm cán bộ cần nêu rõ về nhân sự có trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm hay không, nếu không thì giải trình rõ lý do.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team