linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Bệnh “EM TƯỞNG”

Một nguyên nhân rất thường gặp của vô số sự cố rủi ro trong y tế !? Mà sự cố rủi ro trong y tế liên quan đến sức khoẻ tính mạng con người nên cần phải tìm mọi cách chữa gấp bệnh này phải không Anh Em ơi !? Đó là cải tiến chất lượng rồi đó ạ.

 Cả nhà cùng đọc qua câu chuyện dưới đây của bạn Nguyen Ha nhé. Đây là câu chuyện bạn chia sẻ trên FB cá nhân: 

 
“Một sáng, anh N bước ra khỏi nhà cầm trên tay phong thư vợ anh nhờ mang ra Conbini( cửa hàng 24h tại Nhật) mua tem-dán và bỏ vào thùng thư tại đó. 
 
Anh N nghe vợ dặn "xử lý cái thư này cho em", thì lại nghĩ vợ như mọi lần đã dán sẵn hết, chỉ việc bỏ vào thùng thư, và đã làm y như thế. Về nhà, anh mang theo 2 cốc cà phê mua ở cửa hàng, đưa vợ một cốc, được vợ hỏi lại: " Cảm ơn anh. Hết bao nhiêu tiền thế?"
 
Anh N bảo: "Hết 120Yen thôi." Vợ mới thắc mắc "Ơ hay, phong bì dầy thế thì phải nhiều hơn chứ nhỉ?".
 
Lúc ấy, mới "HÓA RA LÀ":
 
- Anh N phát hiện ra, hóa ra mình đang nói giá cà phê mà vợ TƯỞNG giá bì thư 
- Vợ mới phát hiện ra anh N hóa ra không dán tem- không kiểm tra trước khi cho vào thùng thư. Thậm chí thời đại cashless thậm chí ông ang còn không mang ví đi vì có điện thoại là đủ, mà nếu có nhớ ra phải mua tem thì cũng không có tiền mặt để trả( Nhật phải trả tiền tem bằng tiền mặt! STill...) 
 
KẾT QUẢ LÀ: Giờ bì thư rất quan trọng ấy sẽ phải chờ Bưu điên trả lại và mất mấy ngày để giải quyết chứ cũng chả biết đâu mà lần. Công việc không trôi và có nguy cơ một số thứ khác.
 
Giá như ... ( bạn điền thêm vào) thì đã không xảy ra chuyện trên.
CỐ GẮNG đừng để phải "GIÁ NHƯ". 
 
➤ Những phân tích của bạn Hà cũng cực kỳ “thấm”: 
 
- Bạn có thể thay anh N, chị vợ trong câu chuyện trên bằng các nhân vật khác nhau, "bì thư" bằng các nội dung công việc khác nhau và có thể thêm bớt một số tình huống hay hoàn cảnh, nhưng tựu trung lại, cái bệnh "EM TƯỞNG" này rất phổ biến trong cuộc sống và trong các tổ chức về mặt quản trị.
 
- Có mấy thứ tạo nên bệnh em tưởng, có lỗi của cả bên giao việc và bên thực thi. Bên giao việc không nói rõ các chi tiết và yêu cầu kiểm tra ngay, cũng không kiểm tra lại. Bên thực thi nghĩ theo cách nghĩ của mình không có sự kiểm tra lại và các liên lạc cần thiết.
 
- Lỗi EM TƯỞNG này có đôi khi để lại hậu quả vô cùng lớn về sự an toàn, độ thực hiện và cả những tai nạn đáng tiếc. Đôi khi có những ca mắc bệnh EM TƯỞNG một cách có chủ ý, và nhiều là vô ý- không được biết- hoặc thiếu ý thức.
 
- Nên đến đây, các bạn có thể hiểu tại sao trong những tổ chức lớn thì dù có hơi mất thời gian hơn một chút người ta vẫn bắt buộc phải làm, hoặc phải đầu tư để kiểm soát QUY TRÌNH công việc, PDCA hoặc có các chốt chặn rủi ro và các thứ liên quan.MỤC TIÊU: Để tránh rủi ro xẩy ra do "EM TƯỞNG" gây ra.  
 
- Ngành Y, GIÁO DỤC và các ngành khác liên quan đến con người lại càng phải chặt chẽ hơn để tránh những thứ đáng tiếc, sự cố y tế hay tai nạn.
 Một số bạn trong công việc thường hay làm tắt hoặc không tuân thủ đúng, vì nghĩ rằng như thế là nhanh hơn, tại sao "bọn sếp" "bọn Nhật"etc... cứ bắt phải làm? Về lâu dài thì kiểu riêng lẻ như vậy sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu có sáng kiến hoặc cải tiến thì nên xem xét chung trong cả quá trình thực hành việc đó để cải tiến chia sẻ chung cho tất cả mọi người cùng lan tỏa nếu nó tốt thật sự.
 
➤ Riêng cá nhân tôi đọc xong bài của Hà là nghĩ ngay đến những CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG trong bệnh viện mà mình thường xuyên chia sẻ đến Anh Em trong các buổi tập huấn hoặc cũng có những bài đăng trên diễn đàn nhắc đến nó: 
 
- Quy trình an toàn với y lệnh qua lời nói/điện thoại ( y lệnh miệng ), cốt lõi là 4 chữ “VIẾT XUỐNG - ĐỌC LẠI” 
- Một công thức bàn giao bệnh của các bạn dồng nghiệp điều dưỡng, là gì Anh Em còn nhớ không !? 
 
- Loop 3 bước của một cuộc giao tiếp: “Nói - Lặp lại - Xác minh” 
- Time - Out trong quy trình an toàn phẫu thuật thủ thuật. 
.................
 
Và còn nhiều cải tiến nữa để chữa bệnh này. Làm thôi Anh Em ơi !!! 
 
 
Anh Em đặt câu hỏi giao lưu nhé. Bạn Hà rất giỏi và có những phân tích hay lắm đó ạ.
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team