linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

KỲ 2: QUẢN LÝ BÁO CÁO SỰ CỐ TẠI NHẬT

Kỳ 2: Tổ chức JQ đóng góp vì an toàn người bệnh
Bài chia sẻ số 42
 
Trong chia sẻ lần trước mình có có nói đến cột mốc 3 vụ kiên thời điểm 1999-2000 để các bệnh viện khởi động triển khai an toàn vì người bệnh. Link để đọc lại bài tuần trước
 
 
Phải nói 1 phần không thể thiếu là sự đóng góp thiết thực của tổ chức JQ – đơn vị đánh giá chất lượng bệnh viện độc lập tại Nhật. Trước đây mình đã từng giới thiệu sơ lược về cách đánh giá chất lượng của JQ Japan Council for Quality Health Care (JQ).
 
Giới thiệu về tổ chức JQ
 
-Nhắc đến đánh giá chất lượng bệnh viện nhiều người biết tới JCI của Mỹ. 11/2/2019 thế giới có 1082 Bv đạt chuẩn JCI thì tại Nhật có 28 BV đã lấy chứng chỉ JCI. Thực tế còn rất nhiều BV tại Nhật đạt JCI nhưng chưa đăng ký lấy mà thôi.
 
-2010 bộ y tế Nhật có hỗ trợ xây dựng bộ đánh giá chỉ số đo lường chất lượng QI tại Nhật, 2020 đã có 349 bệnh viện chính thức tham gia đánh giá đo lường chỉ số chất lượng QI. Hệ thống công nghệ thông tin, bệnh án điện tử áp dụng ở hầu hết tại BV nhật nên việc đưa các chỉ số QI cũng được thống kê tự động rất nhiều. Hơn thế nữa các bệnh viện này đã hầu hết tham gia và đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bệnh viện của tổ chức Japan Council for Quality Health Care (JQ).
 
-Đây là tổ chức đánh giá chức năng bệnh viện phổ biến Nhất tại nhật là khởi đầu từ năm 1976 từ những bác sĩ có tâm nguyện muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Qua nhiều thời kỳ cải tiến nâng cao quy mô tổ chức 2013 dưới sự chứng Nhận của hai tổ chức IAP (International Accreditation Programme) ISQua (International Society for Quality in Health Care). JQ đã là một tổ chức có uy tín về đánh giá chất lượng bệnh viện phù hợp với Nền y tế của Nhật bản. Một nền y tế hướng tới toàn dân và không phân giai cấp. Đặc biệt là các bệnh viện đều phải gồng mình để tự phải cân nhắc việc kinh doanh thu chi để duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ y tế.
 
Số lượng bệnh viện tham gia đánh giá chất lượng của JQ
 
-2010 có hơn 30% bệnh viện tham gia đánh giá chất lượng của JQ
 
-8/2020 trong 8273 bệnh viện có 2150 bệnh viện tham gia và đánh giá định kỳ.
 
-Có thể nói gần 100% các bệnh viện Bệnh viện chỉ định đặc biệt – tương ứng như bệnh viện tuyến cuối của VN hiện có 86 bệnh viện trên khắp Nhật bản. Bệnh viện chăm sóc sức khỏe nhân dân địa phương - tương ứng BV tuyến tỉnh đều tham gia đánh giá chất lượng của tôt chức JQ này.
 
3 Lý do thiết thực thúc đẩy các bệnh viện tự nguyện tham gia đánh giá của JQ
 
-Tăng nguồn thu từ bảo hiểm: được thu thêm trong nhiều hạng mục khi đạt được chứng chỉ của JQ
 
-Quảng bá bệnh viện với cả bệnh nhân và thu hút nhân tài tới làm việc
 
-Là cơ hội để cải tiến chất lượng theo kịp nhu cầu thị trường đảm bảo kinh doanh
 
Đóng góp thiết thực trong QUẢN LÝ BÁO CÁO SỰ CỐ TẠI NHẬT của JQ
 
Khái niệm về sự cố tại Nhật đã được phân cấp thành 7 cấp bậc từ level 0, 1,2,3,3a,3b,4a,4b,5 trong đó mức 0 là sự cố suỵt xảy ra, mức 5 là sự cố nghiêm trọng gây tử vong. Cụ thể hơn mình sẽ chia sẻ hơn ở một bài khác.
 
Sau khi hoạt động chính thức JQ tổ chức phân tích, thống kê báo cáo sự cố của các bệnh viện trên toàn quốc và cung cấp chia sẻ các thông tin này tới các bệnh viện. Từ 2005 JQ báo cáo theo quý và rất thuận lợi vì từ thời điểm đó hệ thống báo cáo sự cố tại các bệnh viện đã được tự động hóa nên số liệu rất đáng tin cậy. Có vài điểm có thể liệt kê như sau
 
-Bệnh viện quốc lập, công lập là nơi có nghĩa vụ phải báo cáo và 2020 có 274 bệnh viện con số này đều không đổi
 
-Bệnh viện tự nguyện đăng ký tham gia báo cáo tăng mạnh: Thời điểm 2010 chỉ có 578 bệnh viện tự nguyện đăng ký tham gia nhưng đến 2019 có tới 812 bệnh viện tự nguyên tham gia về sự cố tại bệnh viện
 
-Bệnh viện mong muốn được chia sẻ thông tin từ khắp bệnh viện cũng tăng mạnh điều đó cho thấy sự mong muốn được biết sự cố tại bệnh viện bạn chia sẻ được sẽ không lặp lại ở bệnh viện mình
 
-Tham gia báo cáo sự cố từ toàn bộ nhân viên từ bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên, nha sĩ, dinh dưỡng, OT, PT,ST chứ không riêng bất cứ nhân viên nào.
 
-Đánh giá phân tích sự cố chi tiết để biết rõ chiều hướng thay đổi: ví dụ nguyên nhân do yếu tố môi trường, yếu tố chuyên môn, hay yếu tố không phải chuyên môn để có hướng giáo dục đào tạo và cho thấy có hiệu quả.
 
Ngày mai Mình sẽ được cùng được tham gia chia sẻ trên diễn đàn để chia sẻ những thứ cùng được đồng hành và chia sẻ của tổ chức C-plan trên diễn đàn. Rất mong sự góp nhặt những chia sẻ từ y tế Nhật có ích cho các anh chị em y tế của Việt Nam.
 
Chia sẻ đánh giá cuốn sách giá trị bộ y tế nhật dành làm tài liệu để các bệnh viện học tập.
 
Hẹn gặp lại anh chị trên diễn đàn ngày mai.
 
Tokyo 5/2/2010
Hayashi Huệ
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team