linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

POKA YOKE và ANDON

Nhờ chị Linh mention trên Facebook mà em có động lực để tìm hiểu về Poka yoke và Andon trong ngành công nghiệp được áp dụng trong ngành y tế như thế nào.
Có thể hiểu đơn giản về Poka yoke và Andon như sau:
 
o Poka yoke: công cụ chống sai lỗi. Tức là vật dụng/ thiết bị/ phần mềm/… được thiết kế nhằm mục đích chống sai lỗi xảy ra, tức là do dù có muốn làm sai thì cũng không làm sai được.
 
Ví dụ trong đời sống hàng ngày: Các xe tay ga Honda có thiết kế Poka yoke thấy rõ nhất chính là Nếu bạn không gạt chống xe lên, xe của bạn sẽ không thể đề máy để chạy. Tức là cho dù ta có quên không gạt chống xe lên, hay thậm chí là “muốn để chống xe khi chạy” thì điều đó cũng không thể xảy ra.
 
Để làm được điều này, chúng ta cần làm phân tích FMEA, tìm ra những nguy cơ sai lỗi, từ những nguy cơ sai lỗi đó, chúng ta phân tích nguyên nhân gốc rễ (Root Cause Analysis) và sau đó đưa ra giải pháp. Giải pháp thì có thể có giải pháp cải tiến (improvement action) và giải pháp ngăn ngừa (preventive action). Và Poka yoke chính là một giải pháp ngăn ngừa – ngăn cho sai lỗi không thể xảy ra.
 
o Andon: Andon là một hệ thống cảnh báo cho nhân viên đang làm việc, quản lý, bảo trì,… biết được sự cố của một quy trình/ quá trình nào đó trong một tổ chức nhằm mục đích tìm ra cách khắc phục nhanh chóng. Andon được thể hiện 3 phần chính: Báo hiệu sự cố (Abnormality), hiển thị (indicator) và giải quyết sự cố.
 
Báo hiệu sự cố: có thể bằng một nút bấm/ chuông báo/ remote/…
 
Giải quyết sự cố: cần chuẩn hóa các hành động sẽ phải được thực hiện khi có báo động. (Phản hồi tiêu chuẩn – Standardize Response)
 
Ví dụ:
Màn hình monitor theo dõi người bệnh, nếu ECG cho thấy nhịp tim của người bệnh hiện đang dưới 40 lần/ phút (hiển thị indicator) thì máy monitor sẽ có đèn nhấp nháy (ánh sáng) và chuông/ còi báo động (âm thanh) (báo hiệu sự cố), khi đó điều dưỡng khi nhận được tín hiệu này sẽ kích hoạt hệ thống báo gọi Code Blue, kiểm tra sự đáp ứng, lay gọi, và làm theo quy trình Code blue của bệnh viện đã ban hành (giải quyết sự cố - Phản hồi tiêu chuẩn) (tức là bất cứ khi nào NB có dấu hiệu phải gọi Code blue như vậy thì người phát hiện/ người kích hoạt code blue đều sẽ phải làm từng bước: kiểm tra sự đáp ứng, lay gọi,… và làm theo quy trình Code blue).
 
Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp mọi người biết được rằng Lean Six Sigma đã hiện hữu trong ngành y tế từ lâu rồi mà chúng ta chưa nhận ra hết.
 
 
Nguyễn Ngọc Khánh Linh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team