linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Quy trình cho nhân viên nghỉ việc

Nhân câu hỏi của Linh Phan về văn hóa ứng xử khi Sếp hoặc Tổ chức khi Nhân viên nghỉ việc lại quay ra nói xấu, minh soan thảo các ý sau: Để hiểu rõ điều gì nên làm và không nên làm, Người nhân viên cần hiểu quy trình cho Nhân viên nghỉ việc của một Tổ chức chuyên nghiệp:

 Phần 1: Quy trình Công ty / Phòng Nhân sự cho nhân viên nghỉ việc.

 
Dù là lý do gì (Công ty cắt giảm nhân sự, hay nhân viên không hoàn thành KPI), Công ty và NLĐ đều phải tiến hành chấm dứt Hợp đồng Lao động theo Luật (báo trước 30 ngày trước ngày HDLD hết hạn, hoặc tiến hành thương thảo chấm dứt HDLD không thời hạn. Công ty sẽ đưa ra mức đền bù và nếu NLĐ đồng ý thì Nhân sự sẽ yêu cầu NLD ký vào đơn xin nghỉ với lý do cá nhân (bận việc gia đình) và công ty sẽ ra thông báo chấm dứt HDLD dựa theo Đơn xin nghỉ của NLD và mức bồi thường. Lưu ý là NLD phải có thông báo bằng văn bản của Cong ty có chữ ký có thẩm quyền.
 
 
 
Tiếp theo sẽ có 1 buổi phỏng vấn trước khi nghỉ (Exit Interview) để ghi nhận những phản ánh của nhân viên, nhưng thông thường những gì được ghi vào biên bản phỏng vấn thường vô thưởng vô phạt, mà chủ yếu là NLĐ cần thăm dò xem họ có khả năng quay lại công ty hay không thôi.
 
Và sau đó tất cả những nhận xét của Sếp và Nhân sự được lưu vào hệ thống Nhân sự HR IS HR Information system thường là những nhận xét bất lợi để đưa NLD vào danh sách đen và nếu NLD có quay lại phỏng vấn cũng sẽ bị gạt từ vòng gửi xe.
 
Phần 2: Vậy tại sao khi chia tay Công ty/ Sếp lại muốn nói xấu nhân viên nghỉ việc ? có mấy lý do: 
1. Tư thù cá nhân (các Sếp càng giỏi về thủ đoạn chính trị trong công ty càng hay nói xấu NV nghỉ việc)
2. Ganh ghét cá nhân: (Sếp cho NV nghỉ việc vì sợ NV giỏi quá lấy mất ghế của Sếp)
3. Triệt hạ con đường sự nghiệp của NV
4. Thông thường nhân viên giỏi sẽ nhảy qua đối thủ cạnh tranh trực tiếp nên việc nói xấu NV sẽ làm đối thủ cạnh tranh nghi ngờ không tuyển NV vào, tức là Công ty cũ sẽ bớt bị cạnh tranh hơn đặc biệt là NV Sales dứt áo ra đi sẽ kéo theo khách hàng, nhân viên giỏi khác của mình gây ra khủng khoảng nhân sự cho chính công ty cũ. 
5. Thói quen buôn chuyện: Các Sếp hay muốn tỏ ra biết nhiều nên sẽ nói xấu NV nghỉ việc.
 
Phần 3: Vậy nhân viên nghỉ việc cần ứng xử ntn ?
3.1. Việc Sếp/ Công ty cũ nói xấu NV nghỉ việc là một cách hành xử thiếu chuyên nghiệp và tạo ra tiếng xấu trên thị trường tuyển dụng. Nếu một ngày nọ Sếp / Công ty muốn tuyển nhân sự giỏi từ đối thủ khác thử hỏi có ai muốn gia nhập một công ty thiếu chuyên nghiệp như thế ?
 
3.2. Chính vì thế, Nhân viên nghỉ việc không cần bận tâm và lo lắng vào chuyện Sếp cũ nói xấu mình vối công ty mới. Nếu Sếp mới dày dạn kinh nghiệm nghe được chuyện này thường sẽ càng muốn tuyển người nhân viên này vào để nắm nội tình công ty cũ sau đó dùng kế "Nội công ngoại kích" để giành khách hàng, nhân viên giỏi và nhà cung cấp chính về phía mình.
 
3.3. Nếu là một người Sếp khôn ngoan mà lính giỏi dứt áo ra đi chuyện đầu tiên là phải cố gắng giữ lại, hoặc là giới thiệu NV đó cho công ty khách hàng, hoặc nhà cung cấp, tránh để NV đó qua đầu quân cho đối thủ cạnh tranh rồi cung cấp nội tình cho đối thủ, xem như rước họa vào thân.
 
3.4. Trong trường hợp xấu nhất, NV giỏi nhất đầu quân cho dối thủ mạnh hơn thì phải có kế hoạch phòng bị: 
3.4.1. Nói chuyện riêng và thân tình với các nhân viên giỏi cốt cán còn lại để động viên họ gắn bó với công ty (chính vì vậy càng không nên nói xấu NV nghỉ việc)
3.4.2 Lập tức gặp gỡ thường xuyên Top10 khách hàng lớn nhất và Top 10 Nhà cung cấp chính để đảm bảo đối thử cạnh tranh không giựt mất.
 
 
Kết luận: 
Nói tóm lại, Nhân viên nghỉ việc thì Sếp/ Công ty cũ tuyệt đối tránh nói xấu mà thực ra nên hành xử Diplomatic ngoại giao nói tốt về người NV nghỉ việc, nhưng việc quan trọng hơn làm phải nắm chắc khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên cốt cán của mình, tránh để bị ngươi NV nghỉ việc lôi kéo theo
 
Minh Lê
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team